Bầu cử Quốc hội liên bang Đức sớm: Kịch bản khó đoán
Sự tan rã của liên minh cầm quyền hồi tháng 11/2024 sau nhiều tháng tranh cãi về ngân sách và việc giải tán quốc hội ngày 27/12/2024 đã đưa nước Đức đến cuộc bầu cử liên bang sớm trước thời hạn lần thứ tư trong lịch sử để bầu ra 630 thành viên Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag).
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis), 59,2 triệu người Đức đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Bundestag lần thứ 21 này, thấp hơn so với 61,2 triệu cử tri trong cuộc tổng tuyển cử năm 2021, chủ yếu do những thay đổi về nhân khẩu học và thống kê dân số được điều chỉnh sau cuộc tổng điều tra dân số năm 2022. Số cử tri lần đầu đến tuổi đi bầu cử khoảng 2,3 triệu người, chiếm 3,9% tổng số cử tri đủ điều kiện, trong khi nhóm cử tri trên 70 tuổi chiếm tới 23,2%, tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi.
Do cuộc bầu cử được đẩy sớm lên 7 tháng so với kế hoạch ban đầu, chiến dịch tranh cử của các đảng diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đầy tranh cãi, trong đó có một điều rõ ràng là mong muốn một thay đổi cơ bản. Như ứng cử viên thủ tướng của Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) bảo thủ, ông Friedrich Merz, đã phát biểu trước đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) và đảng Xanh bảo vệ môi trường, hai đảng trong chính phủ liên minh đã cùng cầm quyền ở Đức với đảng Dân chủ Tự do (FDP) kể từ năm 2021: "Chính phủ liên minh của các ngài đã cố gắng trong 3 năm để thực hiện các chính sách cánh tả nhưng giờ không thể tiếp tục điều đó nữa”.
Kết quả thăm dò cử tri mới nhất cho thấy đảng Xanh có thể giành được số phiếu bầu tương đương với năm 2021, nhưng SPD và FDP đều có thể xuống hạng nghiêm trọng. FDP thậm chí có thể không vượt qua được "rào cản 5%" số phiếu cần thiết để có được đại diện trong Bundestag. SPD có vẻ sẽ phải chịu một thất bại cay đắng khi thăm dò cử tri cho thấy đảng này chỉ được 14% tín nhiệm, cùng đứng vị trí thứ 3 với đảng Xanh, và nếu kết quả chung cuộc đạt dưới 20% số phiếu thì sẽ là kết quả tồi tệ nhất của đảng này trong bầu cử liên bang lịch sử hậu Thế chiến thứ hai của Đức. Với kịch bản này, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ trở thành nhà lãnh đạo chính phủ có nhiệm kỳ ngắn nhất trong 50 năm qua, và là thủ tướng SPD duy nhất không được tái đắc cử.
Cũng theo các cuộc thăm dò cử tri, ông Merz có cơ hội lớn nhất để trở thành thủ tướng Đức. Liên minh trung hữu của ông là lực lượng đối lập lớn nhất trong quốc hội năm 2021, sau 16 năm cầm quyền dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
Đứng ở vị trí thứ hai trong các cuộc thăm dò là đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), nhận được 20% tín nhiệm của cử tri, cao gấp đôi so với cuộc bầu cử năm 2021.
Cuộc bầu cử Bundestag lần thứ 21 diễn ra trong bối cảnh nước Đức đang bộn bề khó khăn và tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động lớn.Ứng cử viên Friedrich Merz cho rằng kinh tế đang là vấn đề nan giải nhất của Đức. Theo ông, kinh tế Đức đã tụt hậu so với Liên minh châu Âu (EU). Khoảng 50.000 doanh nghiệp đã phá sản, khoảng 100 tỷ euro (105 tỷ USD) vốn công ty mỗi năm chảy ra nước ngoài. Kinh tế Đức đang suy thoái năm thứ ba liên tiếp, điều chưa từng xảy ra trước đây trong lịch sử hậu chiến của Đức.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Merz luôn tăng cường tấn công trong khi Thủ tướng đương nhiệm Scholz ngày càng ở thế phòng thủ. Mặc dù có vẻ đã quyết liệt hơn so với những năm gần đây, ông Scholz vẫn đang phải vật lộn để bảo vệ và biện minh cho các hành động của chính phủ đương nhiệm, vốn là chính phủ không được lòng dân nhất trong lịch sử Đức sau Thế chiến thứ hai.
Xung đột Nga-Ukraine bắt đầu từ tháng 2/2022 đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng và lạm phát cao. Ông Scholz cho biết: "Nền kinh tế đã phải vật lộn với nhiều hậu quả kể từ đó". Đề cập đến sự thay đổi chính sách của chính quyền mới của Mỹ, ông Scholz cảnh báo rằng sẽ còn nhiều thời điểm khó khăn phía trước: "Gió mạnh đang thổi. Và sự thật là, điều đó sẽ không thay đổi cơ bản trong những năm tới".
Khắc phục nền kinh tế đang suy yếu được coi là một trong những vấn đề chính của chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, sau vụ tấn công bằng dao gây chết người, do một người Afghanistan bị từ chối đơn xin tị nạn thực hiện tại thành phố Aschaffenburg, bang Bavaria (Bayern), chủ đề nhập cư bắt đầu thống trị các cuộc tranh luận chính trị. Đặc biệt là ngay sau khi xảy ra vụ việc, ông Merz đã cố gắng thắt chặt chính sách tị nạn của Đức, kể cả phải “tận dụng” số phiếu thuận của đảng cực hữu AfD trong quốc hội, một điều cấm kị trên chính trường Đức, nơi các đảng lớn truyền thống không chấp nhận hợp tác với phe cực hữu.
Các nhà lập pháp AfD đã vui mừng khi vào cuối tháng 1/2025, đề xuất không ràng buộc của ông Merz nhằm siết chặt chính sách tị nạn đã giành được đa số phiếu tại Bundestag với sự giúp đỡ của AfD. Ông Bernd Baumann, lãnh đạo nhóm nghị viện AfD đã thốt lên: "Một kỷ nguyên mới đang bắt đầu ngay tại đây và ngay bây giờ. Chúng tôi đang dẫn đầu".
Sau cuộc bỏ phiếu tại Bundestag về chính sách nhập cư, hàng trăm nghìn người đã biểu tình trên toàn quốc phản đối sự dịch chuyển sang cánh hữu trên chính trường Đức, trong khi ông Scholz và đảng của ông cáo buộc CDU và AfD có ý định thành lập chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử.
Trong những ngày và tuần tiếp theo, ông Merz đã phải tận dụng mọi cơ hội để loại trừ khả năng hợp tác và thành lập liên minh cầm quyền với AfD trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Hệ thống bầu cử của Đức được thiết kế thuận theo hướng để có các chính phủ liên minh giữa các đảng. CDU/CSU sẽ không thể một mình cầm quyền vì mặc dù có thể có được số phiếu nhiều nhất nhưng vẫn không đạt quá bán. Sau cuộc bầu cử, họ sẽ cần tìm ít nhất một đối tác liên minh nhằm đạt được đa số cần thiết để thông qua luật. Càng có nhiều đảng trong Bundestag, việc thành lập chính phủ càng khó khăn. Vì vậy, điều quan trọng là liệu đảng cánh tả Xã hội chủ nghĩa, Liên minh dân túy Sahra Wagenknecht (BSW) và FDP có giành được đủ 5% số phiếu để được có đại diện trong Quốc hội hay không.Đối với một liên minh hai đảng, CDU/CSU có thể chuyển sang hợp tác với SPD hoặc đảng Xanh. Tuy nhiên, việc dung hòa các nguyên tắc chính sách sẽ không dễ dàng vì SPD đặt chính sách xã hội lên hàng đầu trong chương trình nghị sự, còn đối với Đảng Xanh lại là bảo vệ khí hậu.
Nếu các đảng nhỏ lọt vào Quốc hội, có thể cần 3 đảng để tạo nên số lượng thành viên cho một chính phủ ổn định.
Cho đến nay, AfD, mặc dù đứng thứ hai trong các cuộc thăm dò cử tri, đang bị cô lập vì tất cả các đảng khác đều tuyên bố không hợp tác với họ. Nhưng ứng cử viên hàng đầu của AfD, bà Alice Weidel cho biết điều này sẽ không ngăn cản họ lên nắm quyền. Theo bà, "sự thay đổi" chính trị đang đến và chỉ đang bị "trì hoãn không cần thiết" mà thôi.
Ông Merz nhấn mạnh rằng chính phủ mới sẽ là "một trong những cơ hội cuối cùng" để thu hẹp vùng đất sinh sôi của AfD. Nếu không, chủ nghĩa dân túy cánh hữu sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa ở Đức, chứ không dừng lại ở tỷ lệ tín nhiệm 20% như hiện nay. Tuy nhiên, cục diện chính trường Đức khiến kịch bản trở nên khó đoán và tiềm ẩn những bất trắc.Tin liên quan
-
Bình luận
Điều gì có thể giúp nước Đức thoát khỏi khủng hoảng?
08:51' - 21/02/2025
Các chuyên gia đồng ý rằng phải có sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế. Giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy mạnh số hóa và nhập cư có mục tiêu là những ưu tiên hàng đầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức có thể suy giảm năm thứ ba liên tiếp
18:33' - 13/02/2025
Nền kinh tế Đức sẽ suy giảm 0,5% trong năm 2025, đánh dấu năm thứ ba sụt giảm liên tiếp và là thời kỳ suy yếu kéo dài nhất trong lịch sử nước Đức thời hậu chiến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ cao kỷ lục
11:10'
Theo Hiệp hội Hợp tác xã Công nghiệp Ô tô Hàn Quốc (KAICA) hôm 23/2, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sự kiện quốc tế nổi bật tuần tới (từ ngày 24/2-2/3)
08:48'
Tuần tới có nhiều sự kiện kinh tế quốc tế như: EU công bố “Thỏa thuận công nghiệp sạch”; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20; Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN...
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại EU-Mercosur gặp trở ngại
08:15'
Tổng thống Emmanuel Macron ngày 22/2 tuyên bố Pháp vẫn đang cố gắng tập hợp một nhóm thiểu số trong Liên minh châu Âu (EU) để ngăn chặn thỏa thuận thương mại EU-Mercosur đi vào hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Séc sang Ukraine tăng 50% so với trước xung đột
07:59'
Kim ngạch xuất khẩu của Séc sang Ukraine trong năm 2024 đạt 44,7 tỷ CZK (gần 1,9 tỷ USD), tăng khoảng 25% so với năm 2023, thậm chí tăng tới 50% so với trước khi xung đột xảy ra vào năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Nga - Mỹ chuẩn bị cho cuộc gặp lần thứ hai giữa đại diện hai nước
16:10' - 22/02/2025
Ngày 22/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết cuộc gặp thứ hai giữa đại diện của nước này và Mỹ được lên kế hoạch diễn ra trong hai tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm
15:24' - 22/02/2025
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mexico tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm
11:23' - 22/02/2025
Chỉ số tăng trưởng kinh tế của Mexico thậm chí thấp hơn mức dự báo 1,3% mà mà chính cơ quan này công bố cách đây 20 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Mỹ đình trệ
08:57' - 22/02/2025
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Mỹ đã gần như đình trệ trong tháng 2/2025 do những lo ngại gia tăng về thuế quan đối với hàng nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp thuế 150% đối với hàng nhập khẩu từ BRICS
14:02' - 21/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về việc sẽ áp mức thuế lên tới 150% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước BRICS.