Điều gì có thể giúp nước Đức thoát khỏi khủng hoảng?
Trong một thời gian dài, nước Đức được coi là mỏ neo của sự ổn định kinh tế ở châu Âu. Nhưng trong năm năm trở lại đây, kinh tế Đức hầu như không tăng trưởng. Giá năng lượng cao đang gây áp lực lên các công ty nên ngày càng nhiều công ty rời khỏi nước Đức và người tiêu dùng ngày càng do dự hơn khi mua sắm. Nước Đức đã mất đi sức hấp dẫn của mình với vai trò là một địa điểm kinh doanh. Người ta có thể cho rằng những yếu tố bên ngoài như đại dịch COVID-19, khủng hoảng năng lượng hay nhu cầu của Trung Quốc giảm đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến Đức, nhưng rõ ràng vấn đề thực tế sâu xa hơn nhiều.
*Các vấn đề nội tại
Các chuyên gia đều nhận diện được những yếu kém kéo dài, mang tính nội tại. Ông Peter Tillmann, Giáo sư Kinh tế vĩ mô tại Đại học Giessen phàn nàn: "Các mặt số hóa, giáo dục và nhập cư đối với nhân lực có trình độ đều được thực hiện quá chậm chạp".
Nước Đức đã ngủ quên trên chiến thắng của mô hình thịnh vượng của mình quá lâu, Guido Bünstorf, Giáo sư Chính sách Kinh tế tại Đại học Kassel cho biết. Đức từng là nhà vô địch xuất khẩu thế giới và từ lâu đã được hưởng lợi từ năng lượng giá rẻ của Nga và nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc. Giáo sư Bünstorf nói rằng thời kỳ đó đã qua rồi. "Chúng ta đã dựa vào mô hình thịnh vượng cũ quá lâu rồi. Đồng thời, tình trạng quan liêu nặng nề và thuế cao đối với các công ty đã làm tê liệt nước Đức với vai trò là một địa điểm kinh doanh“, Giáo sư Bünstorf phân tích. *Trách nhiệm không chỉ riêng của chính phủĐể trả lời cho câu hỏi ai đã gây ra tình trạng này rất phức tạp. "Ví dụ, sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga là một sai lầm chiến lược", ông Volker Wieland, cựu thành viên Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức (Wirtschaftsweiser) và Giáo sư tại Đại học Goethe ở Frankfurt, nhận định. Ông cho rằng một phần trách nhiệm thuộc về chính phủ các nhiệm kỳ trước. Nhưng Giáo sư Wieland tin rằng chính phủ liên minh giữa Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP), hay còn gọi là liên minh "đèn giao thông" theo mầu biểu trưng của ba đảng, dưới sự cầm lái của Thủ tướng Olaf Scholz, đã phản ứng chưa đúng với cuộc khủng hoảng năng lượng. Ông nhìn thấy phần lớn vấn đề nằm ở quyết định của họ.
Tuy nhiên các chuyên gia nhìn thấy những vấn đề sâu xa hơn về mặt cấu trúc. Từ năm 2018, tình trạng đầu tư giảm, quy định ngày càng chặt chẽ và sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng đã gây áp lực lên các ngành công nghiệp. Nhà kinh tế Peter Tillmann cho biết: "Chính phủ đèn giao thông đã làm trầm trọng thêm các vấn đề, nhưng nền tảng cho cuộc khủng hoảng ngày nay đã hình thành từ lâu trước đó". *"Chính phủ ổn định là chương trình kích thích kinh tế tốt nhất"Các chuyên gia đồng ý rằng phải có sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế. Giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy mạnh số hóa và nhập cư có mục tiêu đối với những lao động có tay nghề cao là những ưu tiên hàng đầu.
Giáo sư Guido Bünstorf trước tiên kêu gọi cần có các điều kiện khuôn khổ rõ ràng và đáng tin cậy: "Một chính phủ ổn định truyền đạt rõ ràng những gì họ dự định làm trong bốn năm tới sẽ là gói kích thích kinh tế tốt nhất". Sự bất ổn chính trị hiện tại đang ngăn cản các công ty đầu tư và thực hiện những giao dịch mua lại và sáp nhập lớn. Giáo sư Wieland tin rằng điều đặc biệt quan trọng nữa là phải giảm bớt gánh nặng cho các công ty. "Chúng ta cần những quy tắc đơn giản và ít quan liêu hơn", ông nói. Ngoài ra, cả thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập đều phải giảm đáng kể để địa điểm này có sức cạnh tranh hơn. "Nếu cần thiết, các hệ thống xã hội cũng phải được điều chỉnh. Đó là lĩnh vực duy nhất đang phát triển ở nước Đức", ông nói thêm. Theo Giáo sư Guido Bünstorf, chính sách năng lượng cũng cần được xem xét lại. Ông cho rằng: "Đức cần trở nên độc lập hơn trong lĩnh vực này". Theo nhà kinh tế ở Frankfurt này, ngoài năng lượng tái tạo, các công nghệ như năng lượng hạt nhân và khai thác khí đá phiến cũng nên đóng vai trò nhất định. Tuy nhiên, Giáo sư Guido Bünstorf không coi các nhà máy điện hạt nhân mới là giải pháp nhanh chóng để tăng nguồn cung năng lượng. *Cải cách thị trường lao động và giáo dụcTheo nhà kinh tế Tillmann, cần phải cải cách thị trường lao động. "Công việc phải được trả lương cao hơn", ông đề xuất, và đặc biệt ủng hộ việc khấu trừ thuế thấp hơn đối với những người có thu nhập thấp để họ giữ được thu nhập ròng cao hơn.
Việc nhập cư có mục tiêu đối với những lao động có tay nghề cao cũng rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề. Nếu không có nền giáo dục tốt hơn, tất cả các chuyên gia đều đồng thuận rằng nước Đức sẽ mất đi sức mạnh đổi mới của mình trong dài hạn. Chuyên gia kinh tế Tillmann cho biết: "Những trường học, trường đại học tốt hơn và các cơ hội giáo dục nâng cao chính là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng". Các công ty cũng sẽ phải trở nên linh hoạt hơn và đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu. Về vấn đề phanh nợ hiện đang cản trở chính phủ vay nợ mới để tăng chi tiêu, ý kiến của các chuyên gia lại không thống nhất. Giáo sư Volker Wieland ủng hộ việc duy trì phanh nợ: "Chúng ta không được tạo gánh nặng nợ nần quá mức cho các thế hệ tương lai". Ngược lại, Giáo sư Guido Bünstorf lại cởi mở với việc cải cách chính sách phanh nợ nhằm tạo điều kiện cho đầu tư có mục tiêu mà không để nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. *Phải có giải pháp dài hạn cho các vấn đề cấu trúcMặc dù nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau, các chuyên gia đều có chung một yêu cầu cốt lõi, đó là khuyến cáo mạnh mẽ không nên có những hành động thiển cận và nhất thời.
Nhà kinh tế Tillmann cảnh báo: "Trợ cấp cho xe điện hoặc cắt giảm thuế VAT chỉ là các giải pháp nhất thời không giải quyết được những vấn đề về cấu trúc". Các tranh chấp công khai trong chính phủ liên minh cũng gây nhiều tổn hại. Giáo sư Bünstorf cho rằng: "Chính phủ liên minh tới đây phải cùng nhau thực hiện cải cách dài hạn". Bất chấp mọi thách thức, các chuyên gia vẫn nhìn thấy những cơ hội để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nếu các biện pháp đúng đắn được thực hiện ngay bây giờ. Nhà kinh tế Tillmann cho biết: "Điểm mạnh của nước Đức luôn là nền chính trị đáng tin cậy, cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động năng suất cao". Với những cải cách đúng đắn, nước Đức có thể quay trở lại đúng hướng.- Từ khóa :
- đức
- kinh tế đức
- khủng hoảng kinh tế đức
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành ô tô Đức cảnh báo Mỹ về gánh nặng từ thuế quan
07:30' - 21/02/2025
Các chuyên gia đã cảnh báo rằng chính người Mỹ là người phải trả chi phí thuế quan đối với hàng nhập khẩu, chứ không phải các nhà xuất khẩu nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
EU đồng ý kế hoạch trợ cấp xây nhà máy bán dẫn tại Đức
21:21' - 20/02/2025
Nhà máy sản xuất mới này sẽ giúp Liên minh châu Âu (EU) linh hoạt về năng lực sản xuất, qua đó tăng cường an ninh nguồn cung của châu Âu
-
Ô tô xe máy
Các hãng xe Đức đối mặt với doanh số giảm sút ở Đông Nam Á
07:41' - 19/02/2025
Các thương hiệu xe hơi Đức từ lâu đã hiện diện mạnh mẽ ở Đông Nam Á, nhưng sự thống trị của các thương hiệu lớn này đang suy yếu khi doanh số bán xe Trung Quốc rẻ hơn tăng vọt.
-
Hàng hoá
Cà phê đang trở nên "đắng" hơn với người Đức
21:47' - 18/02/2025
Đối với nhiều người ở Đức, uống cà phê vào buổi sáng là một phần để bắt đầu ngày mới nhưng thú vui này đang ngày càng tốn kém.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WSJ: Những toan tính của Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới
19:07' - 12/04/2025
Các giám đốc điều hành của Binance đã gặp các quan chức Bộ Tài chính Mỹ vào tháng trước để thảo luận về việc nới lỏng sự giám sát của chính phủ đối với doanh nghiệp này.
-
Ý kiến và Bình luận
Eurogroup kêu gọi hành động thống nhất ứng phó khủng hoảng
09:14' - 12/04/2025
Chủ tịch Eurogroup, ông Paschal Donohoe, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một lập trường thống nhất trong khu vực đồng euro nhằm đối phó với những thách thức kinh tế đang nổi lên trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc nhiều điểm sáng hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực
11:10' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã trả lời phỏng vấn về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%
08:47' - 11/04/2025
Nhà Trắng ngày 10/4 làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia hạ triển vọng tăng trưởng của Đức xuống còn 0,1%
08:45' - 11/04/2025
Các viện kinh tế Đức ngày 10/4 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2025 của nền kinh tế lớn nhất châu Âu xuống còn 0,1% so với mức 0,8% dự kiến hồi tháng 9 năm ngoái.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Chiến tranh thương mại có thể cản trở sự phát triển của AI
15:26' - 10/04/2025
IEA nhận định sự leo thang căng thẳng thuế quan toàn cầu có thể làm chậm đà tăng trưởng của lĩnh vực dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao
11:11' - 10/04/2025
Các nhà hoạch định chính sách gần như nhất trí rằng nền kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại cùng lúc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ kinh tế Thụy Sỹ thiệt hại nặng vì thuế quan của Mỹ
09:10' - 10/04/2025
Trung tâm nghiên cứu kinh tế (KOF) của trường ETH Zurich ngày 9/4 cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thụy Sỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cảnh báo lạm phát cao làm chậm quá trình bình thường hóa tiền tệ
07:21' - 09/04/2025
Các nhà kinh tế cho biết sự sụt giảm trên thị trường tài chính toàn cầu do chương trình áp thuế quan của Mỹ đã củng cố khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tuần tới.