Bầu cử Tổng thống Pháp: Cơ hội chia đều cho 4 ứng cử viên “tiềm năng”
Cuộc bầu cử tổng thống Pháp đang trong giai đoạn nước rút.
Cả 11 ứng cử viên tham gia cuộc đua vào Điện Elysée đều đang nỗ lực hết mình bằng việc tổ chức nhiều cuộc mít tinh vận động tranh cử tại nhiều địa phương trên toàn nước Pháp, từ thành thị tới nông thôn, tích cực xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhằm tranh thủ thuyết phục cử tri-những người còn do dự, đồng thời công kích những yếu điểm của các đối thủ.
Trong số 11 ứng cử viên, dư luận Pháp quan tâm nhất đến nhóm 4 ứng cử viên dẫn đầu, những người có tỷ lệ ủng hộ sít sao được thể hiện qua các cuộc thăm dò thời gian gần đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, cơ hội lọt vào vòng hai đang được chia đều cho cả 4 ứng cử viên trong nhóm dẫn đầu gồm cựu Thủ tướng François Fillon, ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron, Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen và nhà lãnh đạo của phong trào “Nước Pháp bất khuất” Jean-Luc Melenchon.
Cả 4 ứng cử viên đều được đánh giá là “tiềm năng”, chính vì vậy, cuộc đua này được ví như cuộc đua của cỗ xe “tứ mã”.
Vào thời điểm chỉ còn cách ngày bầu cử chưa đầy một tuần, các cuộc thăm dò, khảo sát được tiến hành hàng ngày.
Mặc dù tỷ lệ ủng hộ được các hãng đưa ra có chênh lệch đôi chút nhưng xu hướng chung không thay đổi nhiều.
Hai ứng cử viên Le Pen và Macron vẫn dẫn trước với tỷ lệ ủng hộ 22%, hai ứng cử viên Jean-Luc Melenchon và François Fillon bám đuổi sít sao với tỷ lệ ủng hộ tương ứng là 20% và 19%.
Ứng cử viên tổng thống Pháp của đảng Xã hội (PS) Benoît Hamon bị rớt lại phía sau với khoảng 9-10%.
Một điểm cần lưu ý là càng gần đến ngày bầu cử, khoảng cách giữa các ứng cử viên càng bị rút ngắn.
Điều này cho thấy không ứng cử viên nào có lợi thế nổi trội. Mỗi ứng cử viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định.
Cựu Thủ tướng Fillon từng được đánh giá cao với 30 năm kinh nghiệm trên chính trường lại bị mất uy tín do vướng vào bê bối tài chính liên quan đến việc trả lương cho vợ mình và các con cho “những công việc không có thật”.
Ứng cử viên Le Pen cũng đang bị điều tra vì lạm dụng công quỹ của Nghị viện châu Âu (EP).
Ngày 2/3 vừa qua, bà cũng đã bị tước tư cách thành viên EP vì trước đó đã đăng tải một loạt hình ảnh bạo lực của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng trên mạng xã hội.
Nhà lãnh đạo phong trào “Tiến bước” Macron được nhìn nhận là năng động, trẻ trung, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo.
Ứng cử viên Jean-Luc Melenchon đã có sự vươn lên ấn tượng thời gian qua.
Ông đang ngày càng giành được sự yêu mến từ các cử tri cánh tả, những người đã ủng hộ ứng cử viên đảng Xã hội François Hollande 5 năm trước.
Tuy nhiên, các quan điểm cực tả của ông được cho là khó được triển khai trong thực tế.
Đã có quá nhiều diễn diễn bất ngờ kể từ đầu chiến dịch tranh cử tổng thống đến nay.
Chính vì vậy, chính giới cũng như truyền thông Pháp hết sức thận trọng.
Theo giới phân tích, trong chặng đua nước rút, vẫn sẽ có những yếu tố có thể đó làm xoay chuyển cục diện cuộc đua.
Đó là cho đến nay, chỉ có 66% số cử tri Pháp tuyên bố tham gia bỏ phiếu, có nghĩa là 34% cử tri sẽ vắng mặt vào ngày 23/4 tới, trong khi tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều (19,6%) vào năm 2012.
Ngoài ra, khoảng 30% cử tri Pháp tuyên bố chưa quyết định bỏ phiếu cho ai.
Và trên hết, kết quả các cuộc khảo sát chỉ mang tính tương đối, do còn tùy thuộc vào phương pháp thăm dò, đối tượng, độ tuổi và quan điểm chính trị của những người được hỏi ý kiến.
Sự biến động của những yếu tố trên sẽ tác động đến kết quả cuộc bầu cử. Bối cảnh này cho thấy cuộc đua đang diễn ra hết sức gay cấn.
Cho đến nay, chưa có gì được quyết định. Cơ hội vẫn được chia đều cho cả 4 ứng cử viên tiềm năng.
>> Bầu cử Tổng thống Pháp: Khoảng cách giữa các ứng cử viên bị thu hẹp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Pháp: Hơn 50.000 cảnh sát và hiến binh bảo đảm an ninh
16:29' - 17/04/2017
Ngoài lực lượng chống khủng bố Sentinelle, hơn 50.000 cảnh sát và hiến binh sẽ được huy động để bảo đảm an ninh tại 67.000 điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng một vào ngày 23/4 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ứng viên tổng thống Pháp: Chủ nghĩa bảo hộ sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
12:53' - 14/04/2017
Ứng cử viên tổng thống Pháp Marine Le Pen tuyên bố nếu đắc cử tổng thống, các chính sách bảo hộ của bà sẽ hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử tổng thống Pháp: Ứng cử viên Melenchon vươn lên vị trí thứ 3
08:58' - 10/04/2017
Ứng cử viên đại diện cho phe cực tả Jean-Luc Melenchon đã vươn lên vị trí thứ 3 - vị trí mà ứng cử viên Francois Fillon liên tục nắm giữ kể từ khi các ứng cử viên bước vào chiến dịch tranh cử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.