Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Cân đối điều tiết nguồn thu từ chỗ cao sang chỗ thấp
*Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. Hồ Chí Minh): Xem xét tỷ lệ điều tiết
Trong Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) lần này, một trong những điểm cần chú trọng đó là đối với các đô thị đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh về mức trần dư nợ vay khống chế mức trần 120% của tổng thu ngân sách địa phương được hưởng là chỉ mới bàn theo tinh thần Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Mức trần này cần phải tăng lên từ 150-200% số thu ngân sách nhà nước của địa phương được hưởng. Về nội dung khoản 2 trong Điều 35 của Luật về vấn đề tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương lần này có sự thay đổi lớn. Về mặt quan điểm, tôi ủng hộ nhưng đi vào chi tiết đối với khoản thu từ sử dụng đất và tiền thuê đất trước đây, ngân sách địa phương được hưởng phần 100% nhưng theo dự thảo Luật ngân sách Nhà nước mới, đối với những địa phương tự chủ, Trung ương được hưởng là 30%, ngân sách địa phương hưởng 70%.Điều này đối với TP. Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bởi, theo kế hoạch đầu tư công của thành phố cho giai đoạn 5 năm 2026-2030, thành phố sẽ cần là 1,1 triệu tỷ đồng cho đầu tư công gồm có đầu tư đường sắt đô thị, các tuyến đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22 và đầu tư vào các cầu đường như: cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm, cầu đường Nguyễn Khoái, cầu Bình Tiên… tổng vốn đầu tư sẽ rất cao.
Như vậy, với tổng vốn đầu tư cần 1,1 triệu tỷ đồng; nguồn cân đối là lấy từ tiền thu đất, tiền thu từ sử dụng đất và tiền thuê đất được khoảng 550 nghìn tỷ đồng. Do đó, nếu ngân sách Trung ương điều tiết đi 30% thì ngân sách địa phương sẽ phải chuyển về ngân sách trung ương khoảng 165 nghìn tỷ đồng. Đây là khoản chuyển đi rất lớn, từ đó, có thể ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nên Trung ương nên xem xét tỷ lệ điều tiết này ở mức thấp hơn. Trong lúc đang hợp nhất, sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương mở rộng không gian phát triển, kết nối vùng, kết nối giữa các địa phương với nhau rất cần một nguồn tự chủ đủ lớn của ngân sách địa phương.
*Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp): Điều tiết nguồn thu từ chỗ cao sang chỗ thấp
Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm dành cho địa phương lựa chọn và áp dụng thực hiện; đặc biệt là phân cấp, phân quyền cho địa phương và phân chia nguồn thu của địa phương với Trung ương. Chẳng hạn, tỷ lệ điều tiết về Trung ương và tỷ lệ để lại địa phương. Khi nguồn thu mà vượt dự toán của địa phương, có địa phương được để lại 100%, có địa phương phải điều tiết tất cả các nguồn thu từ bất động sản, thu từ thu nhập doanh nghiệp, thu thuế giá trị gia tăng, thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thu thuế thu nhập cá nhân…, Luật ngân sách Nhà nước (sửa đổi) có phân chia tỷ lệ để lại địa phương nhiều hơn những năm trước. Đây là một điểm rất mới mà địa phương rất phấn khởi. Một nội dung nữa là mức trần dư nợ vay của địa phương. Những địa phương có nguồn thu ngân sách dồi dào hàng năm thì trần dư nợ vay khống chế mức 120% của tổng thu ngân sách địa phương được hưởng, các địa phương còn lại được vay ở mức 80% dù địa phương đó có khó khăn. Theo tôi, đối với những địa phương khó khăn cần có sự kiểm soát chặt các nguồn vay để tái đầu tư cho an sinh xã hội; xây dựng những công trình phúc lợi cho xã hội chứ không phải vay để chi thường xuyên. Nếu không kiểm soát chặt, điều này sẽ khó khăn cho ngân sách Trung ương khi nguồn thu của địa phương không đủ thu để trả nợ vay thì rất khó, cho nên cần phải kiểm soát được. Trong Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm mới, đặc biệt phân cấp mạnh cho địa phương. Theo đó, nguồn ngân sách Trung ương sẽ phân cấp về tỉnh, sau đó tỉnh phân cấp xuống phường, xã. Tuy nhiên, nguồn thu của mỗi xã hiện nay không đồng đều với nhau, có những xã với nguồn thu hạn hẹp, nhưng cũng có những xã có nguồn thu rất lớn, nhất là những phường tới đây sẽ thành lập là những phường ở đô thị, nguồn thu sẽ cao hơn nhiều.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội góp ý về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương
13:49' - 26/05/2025
Sáng 26/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
08:10' - 26/05/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 26/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra các dự án Luật: Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
13:09' - 19/05/2025
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng.
-
Chính sách mới
Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
20:52' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 196/2025/QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị sắp vận hành Nhà máy điện gió 1.500 tỷ đồng
21:15'
Nhà máy điện gió Hải Anh – Quảng Trị hoàn tất xây dựng, dự kiến vận hành thương mại từ 20/8/2025, góp phần phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh tại địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
21:15'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra thực địa cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, yêu cầu tăng tốc thi công, đảm bảo tiến độ thông xe toàn tuyến theo kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long đón cơ hội hợp tác chiến lược với Thụy Sĩ
21:14'
Đoàn công tác của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ - Việt Nam đã làm việc với tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ gần 3.000 dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực phát triển
19:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết việc tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai tồn đọng, với hơn 2.900 dự án chậm triển khai, gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Vũ Việt Trang tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
19:17'
Đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng giám đốc TTXVN nhận được sự tín nhiệm, đồng thuận tuyệt đối, tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Becamex - IFC bắt tay phát triển khu công nghiệp sinh thái chuẩn quốc tế
18:57'
Becamex hợp tác IFC triển khai đánh giá khu công nghiệp sinh thái theo chuẩn GEIPAC, hướng tới xây dựng mô hình công nghiệp bền vững, thông minh, phát thải thấp, thu hút đầu tư xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 5.500 căn nhà ven kênh rạch ở Tp Hồ Chí Minh sẽ được di dời
18:26'
TP. Hồ Chí Minh dự kiến hoàn thành 85,35% kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch đến năm 2025, nhằm chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới
17:55'
Đại hội Đảng bộ TTXVN khóa XXVII nhiệm kỳ 2025–2030 khẳng định quyết tâm xây dựng cơ quan thông tấn quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp, giữ vững vai trò chủ lực trên mặt trận thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.