Bên lề Quốc hội: Công khai minh bạch, tránh lạm dụng để trốn thuế
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã trao đổi với một số đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Đoàn Phú Thọ): Xử lý nghiêm các trường hợp gây hệ quả xấu
Việc các doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản nên khó khăn, khi thu thì không đáng lo ngại vì trường hợp này sẽ được khoanh nợ, xóa nợ theo qui định của Luật Quản lý thuế.
Thực tế cũng còn nhiều doanh nghiệp đang hoạt động để có thể thu; việc phải tính toán lại và bù trừ với các khoản đã nộp ngân sách cũng không đáng ngại vì khi tính lại chắc chắn sẽ tăng thu thêm cho ngân sách, cho nên đây là việc rất cần làm.
Do đó, theo tôi cần rà soát, tính toán đủ các khoản phải nộp ngân sách, xác định các khoản không thể thu được, nguyên nhân, số còn lại phải thu đủ vào ngân sách.
Vì đây là khoản thu ngân sách theo Luật định; thời gian từ khi Luật có hiệu lực đến khi Nghị định có hiệu lực việc khai thác khoáng sản, tài nguyên nước vẫn diễn ra mang lại nguồn thu thật, tiền thật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác nên việc phải nộp ngân sách là bình thường.
Hơn nữa việc thu cấp quyền khai thác được ban hành để ngăn chặn tình trạng thất thu từ khoáng sản, tài nguyên nên không thể miễn thu khoản thu này chỉ vì lý do Chính phủ chậm ban hành Nghị định.
Đồng thời đây cũng là dịp để khẳng định sẽ cương quyết xử lý trường hợp ban hành văn bản hướng dẫn Luật chậm để bảo đảm quyền lợi của các bên được điều chỉnh bởi văn bản, nhiều khi là người dân, hộ nghèo, ngân sách nhà nước hoặc vấn đề quan trọng để phát triển đất nước.
Trên cơ sở rà soát số phải thu, số không thu được, nguyên nhân không thu được, đôn đốc số thu được vào ngân sách; đồng thời xác định hệ quả xấu gây ra đối với sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế khi thu các khoản cấp quyền này, Chính phủ cần xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo kết quả xử lý cho Quốc hội.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Tránh lợi dụng chính sách ưu đãi xoá nợ
Khoanh nợ thuế và xoá nợ thuế không phải vấn đề mới mà thực ra là cơ sở để áp dụng Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội thông qua từ kỳ họp trước.
Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế chỉ có hiệu lực khi Quốc hội thông qua và được thực thi kể từ khi Luật này có hiệu lực.
Điều này có nghĩa thuế mà không thể thu hồi được thậm chí nằm trong diện đối tượng trong luật đã quy định được xoá thuế, xoá nợ, khoanh nợ thì sẽ không được áp dụng khi đưa vào các điều luật này.
Vì Luật chỉ áp dụng khi đưa về sau còn lại quá trình trước đây các khoản nợ này đã kéo dài nhiều năm, nếu không khoanh, không xoá sẽ tiếp tục dai dẳng ở đó và càng ngày càng tạo ra món nợ lớn hơn vì tiền lãi, tiền phạt chậm nộp mà thực tế không bao giờ thu được khoản nợ đó như là điều tiết của Luật.
Chính vì vậy, việc ra Nghị quyết này nhằm điều chỉnh thời hạn áp dụng Luật Quản lý thuế được pháp quy hồi trở về trước chứ không phải chính sách gì mới hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hết sức chú trọng tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi về xoá nợ, khoanh nợ để té nước theo mưa để đối tượng không phải đúng, không được xoá nợ hoặc khoanh nợ như quy định của Luật. Việc này thì công tác quản lý khi thực thi chính sách này cần phải chú ý để tránh tình trạng lạm dụng.
Khoanh nợ trước đây chúng ta chưa có luật đành phải để dai dẳng lại như thế. Giờ có Luật thì sẽ áp dụng những quy định của luật pháp đó và sẽ có thể quyết liệt hơn.
Tất nhiên, luật pháp ban hành, thông tư ban hành còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình triển khai xem vận dụng ra sao, có làm tốt và khách quan minh bạch hay không cần có cơ chế.
Tôi cho rằng bên cạnh quy định cần công khai minh bạch để nhiều lực lượng có thể tham gia vào giám sát việc chúng ta tham gia vào quyết định khoanh nợ hoặc xoá nợ.
Đồng thời phải quy trách nhiệm rất rõ cho những người khi ban hành quyết định đó nếu để lạm dụng, lợi dụng sẽ phải chịu những xử lý sau này kể cả không phải ngay trước mắt mà cả về lâu dài.
Tôi cho rằng nếu sử dụng một hệ thống tổng thể các công cụ kể cả việc giám sát bộ máy cũng như công khai minh bạch những đối tượng được khoanh nợ, xoá nợ và theo dõi để họ không dám lạm dụng trốn thuế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Xây dựng “bệ phóng” cho ngành cơ khí
17:10' - 01/11/2019
Sau năm 2025, ngành cơ khí sẽ hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Động lực cho phát triển đều đến từ cải cách thủ tục hành chính
13:48' - 01/11/2019
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, phóng viên TTXVN đã trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) xung quanh vấn đề này để hướng đến hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Thống nhất giờ làm việc chung trong cả nước là rất khó
13:06' - 01/11/2019
Để quyết định thay đổi giờ làm, cần xử lý nhiều vấn đề liên quan, bố trí giờ làm cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ, tránh ùn tắc giao thông...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội: Sẽ xem xét bổ sung Danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023
10:53'
Ngày 22/9, Kỳ họp thứ 13 (Kỳ họp chuyên đề) của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 chính thức khai mạc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên vẫn kẹt mặt bằng, thiếu vật liệu
10:04'
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 (chủ đầu tư) cho biết, trên phạm vi mặt bằng đã bàn giao tại Quốc lộ 19 vẫn còn một số vị trí vướng mắc cục bộ ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ
08:59'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp một số doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới trong các lĩnh vực công nghệ, hàng không...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng rung chuông khai mạc phiên giao dịch tại Sàn chứng khoán New York
08:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và rung chuông khai mạc phiên giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới này.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
08:07'
Việt Nam là một trụ cột trong chính sách Hành động hướng Đông và là một đối tác quan trọng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững
07:50'
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC).
-
Kinh tế Việt Nam
Các nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ quan tâm tới thị trường Việt Nam
07:34'
Thời gian tới, Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án đầu tư đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biển đổi khí hậu, sản xuất chất bán dẫn, năng lượng mới...
-
Kinh tế Việt Nam
293 dự án tại Hà Nội vướng mắc về giải phóng mặt bằng
20:37' - 21/09/2023
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, đến ngày 15/9, lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 của toàn thành phố Hà Nội mới đạt 43,1% kế hoạch thành phố giao.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM dự kiến thu gần 800 tỷ đồng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè mỗi năm
19:31' - 21/09/2023
Dự kiến mỗi năm, nguồn thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè gần 800 tỷ đồng, được nộp vào ngân sách để duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố. Thời gian bắt đầu thu phí từ 1/1/2024.