Bên lề Quốc hội: ĐBQH bàn về tăng tuổi nghỉ hưu, lương tối thiểu
Trước những tranh luận và băn khoăn về những sửa đổi trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV phóng viên TTXVN đã trao đổi với một số đại biểu xung quanh các vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, tăng lương tối thiểu, tăng giờ làm thêm và giải pháp hài hòa giúp cân bằng quyền lợi của người lao động.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị): Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi
Thực ra có 3 vấn đề rất lớn liên quan đến Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này và nổi cộm nhất vẫn là vấn đề xung quanh tuổi nghỉ hưu. Liên quan đến vấn đề này, tôi cho rằng đã đến lúc cần xem xét và đưa vào Bộ luật Lao động để có lộ trình cụ thể.
Bởi việc tăng tuổi nghỉ hưu phải phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kinh tế - xã hội và nhất là trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, cơ cấu độ tuổi, sức khỏe của người lao động và cân bằng giữa nhu cầu lao động và nghỉ ngơi.
Đến thời điểm này, tuổi nghỉ hưu đã được quy định cách đây nhiều chục năm và nhất là liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Từ năm 1945 tại sắc lệnh số 54 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, tức là tuổi nghỉ hưu với nam là 60 và nữ là 55. Tại thời điểm đó tuổi thọ bình quân chỉ đạt khoảng 55-56 tuổi.
Tuy nhiên, đến nay tuổi thọ bình quân đã tăng lên 74 và nhóm người cao tuổi từ 55 trở lên hiện nay đã tăng lên trên dưới 80 tuổi. Vì vậy, thời điểm này vẫn chưa tăng tuổi nghỉ hưu theo tôi cũng không phải là điều hợp lý.
Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm này cao hơn nhiều chục lần so với những năm 60. Vậy nên khả năng sử dụng lao động cao hơn rất nhiều.
Hơn nữa, Việt Nam đang bắt đầu bước vào quá trình già hóa dân số. Do vậy, nếu không có hướng điều chỉnh ngay từ bây giờ thì sẽ tiếp tục xảy ra như các nước láng giềng Malaysia, Hàn Quốc, Singapore hay nhất là các nước châu Âu đang thiếu lao động trầm trọng.
Vì thế, nếu không có sự điều chỉnh sẽ không thể thu hút lao động từ các nơi khác quay về Việt Nam làm việc được. Chính vì vậy, cần phải có lộ trình phù hợp để tránh tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra trong thời gian tới.
Theo kết quả Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước 2019, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương 2020, Chính phủ đã đề xuất trước Quốc hội tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,3%.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội): Cần lộ trình cụ thể
Việc tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp vì xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội theo khả năng làm việc của mỗi người lao động.
Trong dự thảo luật có quy định không phải tăng đồng loạt mà tăng phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp vì có những nghề không thích ứng tuổi cao thì dự thảo luật quy định không tăng lên. Tuy nhiên, về mặt bằng chung thì chủ trương tăng và cách thức đưa ra về việc tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp.
Hiện tại, có luồng ý kiến cho rằng, nên đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu 3-4 tháng/năm, để người lao động thích ứng dần dần. Tuy nhiên, có quan điểm nếu chỉ tăng 3 -4 tháng thì dẫn đến việc người lao động rơi vào trạng thái tâm lý làm thêm không thật sự tâm huyết.
Vì vậy, tôi cho rằng nên rút ngắn lộ trình bằng cách mỗi năm tăng 6 tháng thì người lao động có thêm thời gian tâm huyết cống hiến.
Riêng với giờ làm thêm tăng lên mức 300 - 400 giờ/năm, nhưng hiện năng suất lao động chưa tăng cao đồng đều nên có ngành, lĩnh vực có thể có năng suất lao động tăng cao nên phải rút ngắn thời gian làm ít hơn.
Do đó, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) có đề xuất phương án giảm giờ làm việc bắt buộc từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần, vừa khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, vừa bảo đảm lợi ích cho người lao động.
Bởi trong xu thế lao động phát triển, giảm giờ làm bắt buộc là đề xuất khá phù hợp. Khi giảm thời gian bắt buộc thì nên mở rộng thời gian làm việc thêm giờ, tạo sự lựa chọn cho các ngành, lĩnh vực để bảo đảm thời gian làm việc nhiều hơn. Mặt khác, trong việc tăng giờ làm thêm, ý kiến vẫn chưa được thống nhất là tăng theo tuần, tháng hay năm…
Tôi cho rằng, nếu giới hạn từng tháng bảo đảm tính chất điều độ nhân lực nhưng khó khăn cho một số ngành, lĩnh vực đang sử dụng lao động thủ công như có tính mùa vụ, chế biến nông sản, may mặc…
Nếu tập trung vào mùa vụ mà không tăng số lượng người lao động thì đó là lúc không đủ lao động hoàn thành công việc. Vì vậy, đề xuất của doanh nghiệp không nên giới hạn theo tháng là đề xuất hợp lý nhưng nên giữ giới hạn theo ngày.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa): Tiền đề để cải cách tiền lương
Năm ngoái tiền lương cơ sở đã tăng bình quân 7%, năm nay nếu nâng thêm 110.000 đồng tức tăng 7,3% là đúng như tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động (Nghị quyết 27). Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cân đối nguồn ngân sách cải cách tiền lương từ đâu.
Ngoài những đề xuất của Chính phủ là giảm chi hành chính, tiết kiệm, tăng nguồn thu ngân sách thì Chính phủ cần lưu ý Việt Nam đang thực hiện Nghị quyết 18 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của Đảng và Nghị quyết 19 -NQ/TW về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập thì phải dùng tiền tinh giảm biên chế, không dùng quỹ lương của Nhà nước để bổ sung vào nguồn cải cách chính sách tiền lương.
Nếu chúng ta thực hiện được nâng mức lương cơ sở cho khu vực hành chính sự nghiệp vào năm 2020 thì sẽ có cơ hội cải cách tiền lương vào năm 2021 theo Nghị quyết 27.
Vấn đề quan trọng hiện nay theo báo cáo của Chính phủ là tiến độ sắp xếp lại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức bộ máy chính trị theo báo cáo của Bộ Nội vụ là rất chậm và hiệu quả chưa cao.
Điều này tác động rất lớn đến việc cải cách chính sách tiền lương và nhất là năm 2021 sẽ tiến hành cải cách chính sách tiền lương. Nếu bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi và nếu bộ máy cứ phình ra thì câu chuyên lạm phát về tiền lương sẽ xảy ra.
Đặc biệt, cải cách chính sách tiền lương tốt thì Chính phủ phải tích cực tinh giản biên chế, nhất là sắp xếp lại các đơn vị công lập, cải cách bộ máy hành chính theo hướng tự chủ tự chịu trách nhiệm thì mới giảm chi thường xuyên, tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương./.
>>> Bên lề Quốc hội: Phải lấy ý kiến doanh nghiệp và người lao động về giảm giờ làm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội cho ý kiến lần cuối vào dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)
07:49' - 23/10/2019
Ngày 23/10, Quốc hội dành trọn cả ngày để thảo luận, cho ý kiến lần cuối vào dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
-
Kinh tế & Xã hội
Sửa đổi Bộ luật Lao động cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
14:57' - 28/09/2019
Việt Nam là nước có hệ thống pháp luật rất rộng trên giấy tờ. Tuy nhiên, khi các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng hóa, lại càng khó để tuân thủ theo các tiêu chuẩn được quy định trong pháp luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Bộ Chính trị xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
21:37' - 13/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng đề án tái cơ cấu Nhà máy Đạm Ninh Bình đảm bảo chất lượng, khả thi
19:42' - 13/08/2022
Chiều 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình để kiểm tra, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xem xét nội dung báo chí phản ánh về bảo hiểm y tế
19:12' - 13/08/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét nội dung báo chí phản ánh để có giải pháp xử lý theo quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu
16:12' - 13/08/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo trì các tuyến đường bộ dịp nghỉ lễ và khai giảng năm học mới
15:08' - 13/08/2022
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản về thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ để nâng cao an toàn giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2022 - 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tái cơ cấu để giữ thương hiệu Đạm Hà Bắc
13:03' - 13/08/2022
Sáng 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra thực tế, làm việc tại Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất Hà Bắc (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) ở tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đón “cầu” năng lượng tái tạo
10:56' - 13/08/2022
Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhu cầu sử dụng năng lượng điện tái tạo được dự báo tăng trong dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm triển khai chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh
10:38' - 13/08/2022
Logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội, nhất là trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 và giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bất cập tại “siêu dự án” trồng cao su ở Nghệ An: Bài 2 - Lời giải bài toán "đất đai"
08:56' - 13/08/2022
“Giao đất, thuê đất” một bước bắt buộc được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Đất đai trước khi tổ chức, cá nhân triển khai dự án.