Bên lề Quốc hội: Ngăn chặn vi phạm trong kinh doanh theo phương thức đa cấp
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Dự án Luật lần này bổ sung một điều luật mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (điều 217a).
Nhiều đại biểu cho rằng, việc bổ sung điều luật này sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho số đông người dân đồng thời kịp thời chấn chỉnh các vi phạm trong kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng nhấn mạnh, dự án Luật cần cụ thể hóa hơn nữa về tác hại của việc vi phạm kinh doanh đa cấp trong đời sống xã hội, từ đó có sự điều chỉnh trong từng trường hợp cụ thể.
Trao đổi với phóng viên bên lề Kỳ họp chiều 24/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga (Đoàn Thái Nguyên) cho biết, theo ý kiến của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri cần xử lý hình sự sớm đối với hành vi vi phạm kinh doanh theo phương thức đa cấp.Việc bổ sung quy định này xuất phát từ thực tiễn thời gian qua, các hành vi vi phạm quy định kinh doanh theo phương thức đa cấp xảy ra rất nhiều nơi, gây thiệt hại tới hàng ngàn người, thường là những người dân nghèo ở vùng nông thôn.
Theo quy định hiện hành, các đối tượng vi phạm có thể bị xử lý về tội lừa đảo hoặc tội lừa đảo qua mạng máy tính, mạng viễn thông. Tuy nhiên, qua xem xét cho thấy, để chứng minh được hành vi lừa đảo, khi đó, hậu quả xảy ra đã rất lớn.Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và cử tri, Chính phủ đã trình ra phương án này và đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, việc bổ sung quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm xử lý sớm hành vi có thể chưa đến mức lừa đảo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo vệ số đông người dân bị thiệt hại.Bởi, dự thảo Luật quy định xử phạt nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; những người tham gia nhưng không cố ý để dẫn đến hậu quả hoặc bị lôi kéo tham gia là những người bị hại.
Khẳng định kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh tiến bộ, hiện đại nhưng bà Nga cho rằng để tránh những hậu quả gây ra cho xã hội, cần tuân thủ đúng những quy định của pháp luật trong kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Vũ Trọng Kim ( Đoàn Hải Dương) khẳng định, thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong kinh doanh đa cấp gây thiệt hại rất lớn cho xã hội, đặc biệt là đối với những người nghèo.Vì thế, việc đưa quy định này vào Bộ luật Hình sự là phù hợp. Tuy nhiên, đại biểu Vũ Trọng Kim cho rằng, dự án Luật cần cụ thể, chỉ rõ tác hại của hệ thống kinh doanh đa cấp trái phép đối với xã hội, từ đó có hình thức xử lý đối với từng trường hợp, đảm bảo thị trường kinh tế phát triển lành mạnh.
Bên cạnh đó, cần bổ sung và hoàn thiện chế tài xử lý đối với đối tượng vi phạm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trong điều kiện mới.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cũng cho rằng, quy định trong luật cần chặt chẽ, cụ thể là cần quy định từ khi bắt đầu nhen nhóm có dấu hiệu kinh doanh trái phép đến khi gây hậu quả để điều chỉnh những hành vi vi phạm có thể xảy ra trong thời gian tới.
Theo đại biểu Phương, cần quy định dấu hiệu của đa cấp trong từ ngữ như thế nào, sau đó mới đưa vào điều luật để điều chỉnh. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh: Luật hình sự đưa ra quy định tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp, chắc chắn xã hội sẽ thay đổi.
Những người chuyên bán hàng đa cấp chắc chắn không dám lừa đảo, kinh doanh bất chính./.
Xem thêm:
>>Bên lề Quốc hội: Thực hiện “đan xen” các quy hoạch, tránh phát triển riêng lẻ
>>Bên lề Quốc hội: Đổi mới giáo dục và đào tạo cần có lộ trình phù hợp
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khoá XIV: Cần kiểm soát đầu tư công để phát huy tối đa hiệu quả
18:53' - 24/05/2017
Kiểm soát nợ công là vấn đề rất cấp bách; dành nguồn lực cho các đầu tư khác để tăng trưởng; tập trung tối đa việc giải ngân theo đúng kế hoạch đề ra…
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cân nhắc thêm tội vi phạm quy định về kinh đa cấp
12:50' - 24/05/2017
Vấn đề vi phạm kinh doanh đa cấp thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công chuẩn bị nội dung Kỳ họp Quốc hội
21:16' - 23/05/2017
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chuẩn bị bổ sung tài liệu trình Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cân nhắc khi quyết định cấp phép âm nhạc
20:32' - 23/05/2017
Các đại biểu quốc hội đã có ý kiến về việc Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố phổ biến hơn 300 bài hát cách mạng, trong đó có bài ''Tiến quân ca'' gây xôn xao dư luận trong những ngày qua,
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp Quốc hội: Thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần công khai và minh bạch
19:43' - 23/05/2017
Cần quy định rõ những nội dung hỗ trợ “Luật hỗ trợ DNNVV sẽ được áp dụng đối với từng đối tượng, từng ngành nghề và phù hợp với từng giai đoạn để DN có cơ hội, tiếp cận phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Cần quy định cụ thể việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
17:59' - 23/05/2017
Chiều 23/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình
06:45'
Đúng 6 giờ sáng 24/5, nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình được thực hiện, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.