Bên lề Quốc hội: Nhiệm kỳ thành công trên nhiều phương diện
Tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, kinh tế vĩ mô luôn giữ ổn định, đời sống sáng vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khoẻ của người dân không ngừng được nâng cao. Nhiệm kỳ 2016-2021 là một nhiệm kỳ rất thành công trên tất cả các phương diện. Đây là đánh giá của nhiều đại biểu được phóng viên TTXVN ghi lại bên lề Kỳ họp thứ 11 - Quốc hội Khoá XIV diễn ra sáng 29/3.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội): Tạo đột phá từ chương trình chuyển đổi số quốc gia
Một trong những điểm sáng của Việt Nam là quy mô nền kinh tế vượt qua Singapore và Malaysia, vươn lên đứng thứ 4 trong khu vực và thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hệ số tín nhiệm quốc gia giữ vững ở mức BB với giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam tăng thêm 29% và là nước có mức tăng nhanh nhất thế giới. Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế.
Từ những thành công của nhiệm kỳ này, theo tôi có 3 vấn đề cần quan tâm trong điều hành của nhiệm kỳ tới.
Trước tiên phải kể đến thành công của Chính phủ tiền nhiệm trong việc kiểm soát nợ xấu ngân hàng từ mức báo động đỏ, cao gấp gần 6 lần giới hạn đã giảm xuống dưới ngưỡng an toàn 3%, trong bối cảnh lãi suất điều hành giả. Chính phủ cũng đã đưa nợ công giảm sâu xuống 55,3%. Đây là điều kiện thuận lợi rất tốt cho nhiệm kỳ tới có dư địa để tăng nguồn lực đầu tư bằng nguồn vốn vay, sử dụng kết hợp các chính sách tài khoá và tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng trên quan điểm tiếp tục giữ ổn định chính sách kinh tế vĩ mô.
Tiếp đó, cán cân thương mại từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu đến 20 tỷ USD và nâng dự trữ ngoại hối lên đến 100 tỷ USD. Điều này đã minh chứng cho thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế, là cơ sở quan trọng để bình ổn tỷ giá, điều hành tiền tệ và đảm bảo các quan hệ xuất nhập khẩu.
Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ phải chú trọng điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu giữa các thị trường, kiểm soát chặt chẽ việc nhập hàng hoá và nguyên liệu từ thị trường khu vực như Trung Quốc để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời đòi hỏi phải có giải pháp hữu hiệu khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được thực thi.
Vấn đề thứ 3 là Chính phủ đã rất thành công trong việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc quyết liệt chỉ đạo, giao chỉ tiêu cụ thể cho các bộ, ngành để cắt giảm tới 63% điều kiện kinh doanh và cắt giảm tới 68% danh mục dòng hàng kiểm tra chuyên ngành để môi trường kinh doanh tăng lên 20 bậc, năng lực cạnh tranh toàn cầu tăng lên 10 bậc.
Tuy nhiên, thành công này của Chính phủ tiền nhiệm lại đặt ra một thách thức rất lớn cho nhiệm kỳ tới, vì không còn nhiều dư địa để tiếp tục cắt giảm các ràng buộc và thủ tục hành chính.
Nhiệm kỳ tới, để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tôi cho rằng không thể vẫn tiếp tục thực hiện biện pháp rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính mà cần tạo đột phá thể chế; phải thực hiện thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý, chuyển cơ chế đối tượng chịu quản lý từ xin phép, khai báo trước với cơ quan quản lý sang cơ chế đối tượng quản lý tự lựa chọn quyết định, tự công khai thông tin.
Về phía cơ quan quản lý, chuyển từ nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và tiền kiểm sang nhiệm vụ tự tìm kiếm, thu thập thông tin và hậu kiểm. Phương thức quản lý này chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở chuyển đổi số toàn bộ thông tin và quy trình quản lý.
Đây cần xác định là khâu tiên phong, đột phá trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số và ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong quản lý; không chỉ là yêu cầu tất yếu để tạo ra bước đột phá về cái cách thể chế mà còn giúp chúng ta biến những điều "không thể" thành "có thể" và mang lại những nguồn lực lớn.
Việc chuyển đổi số sẽ làm thay đổi hoàn toàn thói quen và vị trí của người quản lý trong bộ máy nhà nước. Người quản lý không còn ngồi chờ doanh nghiệp đến yêu cầu giải quyết mà phải dựa vào thông tin được số hoá của doanh nghiệp để phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh hoặc phải giải quyết, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở để chuyển đổi từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ đột phá về thể chế quản lý.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị): Các Bộ trưởng đã làm hết trách nhiệm
Nhiệm kỳ 2016 - 2021, theo tôi là nhiệm kỳ thành công khi Chính phủ đã không ngừng đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt hành động theo phương châm Chính phủ kiến tạo, hành động.
Tôi cho rằng các Bộ trưởng đã làm hết trách nhiệm. Về khía cạnh nào đó, chúng ta cần có sự thông cảm cho các Bộ trưởng. Đây là những vấn đề đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Đơn cử như vấn đề cải cách giáo dục, ai cũng muốn cải cách cho tốt nhưng tại sao cải cách cả chục năm rồi mà bây giờ vẫn tiếp tục cải cách. Bởi nếu muốn chất lượng tăng lên thì không phải một sớm một chiều, một quá trình cần sự thay đổi đồng bộ theo hệ thống từ cơ sở vật chất, sách giáo khoa đến quá trình đào tạo của đội ngũ giáo viên đến phương thức giáo dục. Khó có thể nói một mình Bộ trưởng làm được!
Hay như vấn đề môi trường liên quan đến rác thải là một nội dung nóng, trực tiếp liên quan đến đời sống người dân. Tuy nhiên, thực tế không thể buổi sáng ra chính sách, buổi tối sạch ngay được. Đó là câu chuyện của bước chuyển từ cơ quan quản lý đến tổ chức, thực hiện và người dân.
Đại biểu Lê Công Nhường (Đoàn Bình Định): Nhiều quyết sách đúng đắn và kịp thời
Tôi đánh giá cao nỗ lực điều hành sát sao của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Nhiệm kỳ này ghi nhận nhiều sóng gió, từ đầu nhiệm kỳ với vụ việc ô nhiễm môi trường của Công ty Formosa, giữa nhiệm kỳ là thiên tai, biến đổi khí hậu như bão lũ miền Trung, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… và cuối nhiệm kỳ năm 2020 là đại dịch COVID-19.
Đối mặt với những khó khăn này, Chính phủ đã điều hành rất tích cực và đưa nền kinh tế nước ta trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng dương hiếm hoi trên thế giới và trong khu vực, đồng thời giữ vững ổn định an sinh xã hội.
Đối với tôi, nhiệm kỳ này đã để dấu ấn của một Chính phủ kiến tạo và lãnh đạo sáng tạo. Đặc biệt, người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ đã đi sát các địa phương để nắm chắc thực tế tại địa phương, nhất là khi xảy ra các sự cố môi trường, thiên tai bão lũ hay dịch bệnh trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các quyết sách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Quản lý đầu tư công, giám sát tuân thủ kỷ luật tài chính
16:13' - 26/03/2021
Xung quanh việc tuân thủ kỷ luật tài chính, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Lâm-Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Minh bạch trong giám sát, loại bỏ tham nhũng chính sách
11:34' - 26/03/2021
Minh bạch trong giám sát, loại bỏ tham nhũng chính sách là nội dung được các đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận sáng 26/3 tại hội trường về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không thể đóng cửa mãi khi đã có phương thức kiểm soát COVID-19
21:27' - 25/03/2021
Không thể đóng cửa mãi khi đã có phương thức phòng chống, kiểm soát đại dịch COVID-19. Đó là chia sẻ của nhiều đại biểu Quốc hội bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV ngày 25/3.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chủ động kiểm soát và phân bổ nguồn lực đầu tư công
13:16' - 25/03/2021
Nhiệm kỳ 2016 - 2020, lần đầu Quốc hội ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm theo quy định của Luật Đầu tư công. Nội dung này thu hút sự quan tâm của các đại biểu bên lề kỳ họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Hộ chiếu vaccine” tạo lá chắn an toàn
11:32' - 25/03/2021
Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã có trao đổi với các đại biểu Quốc hội về chủ trương "hộ chiếu vaccine" trên tinh thần "bảo đảm an toàn trên hết”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Kỳ vọng về động lực phát triển kinh tế và đóng góp của đại biểu
13:49' - 24/03/2021
Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu đã bày tỏ mối quan tâm về động lực phát triển kinh tế cũng như kỳ vọng về đóng góp của đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.