Biến đổi khí hậu: Hướng tới quản lý và cung cấp nước theo cơ chế thị trường
Thiên tai hạn hán ngày càng nghiêm trọng đã dẫn đến tình trạng thiếu, khan hiếm nước. Việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý nước, cung cấp có tính chất bao cấp sang quản lý và cung cấp theo cơ chế thị trường là việc rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước cũng như tiết kiệm nước.
Để từng bước hình thành thị trường này, ngày 6/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về định giá nước trong nông nghiệp”.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ thủy lợi phí để giảm bớt gánh nặng cho người dân. Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, nước không chỉ sử dụng riêng cho nông nghiệp. Trong giai đoạn mới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách sử dụng nước theo hướng thị trường. Định giá nước để tính đúng với các đối tượng mà chưa cần phải hỗ trợ.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho rằng, vận hành theo nguyên tắc thị trường mới nâng cao được hiệu quả, năng suất, giảm lãng phí nước, tạo động lực phát triển nông nghiệp theo hướng tiết kiệm nước. Đây cũng sẽ là hành động chính sách rất quan trọng để nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
GS.TS Phạm Hồng Giang, Phó Chủ tịch Ủy hội Đập lớn Thế giới, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam bày tỏ, nước đã không phải quá đồi dào, nước bắt đầu trở nên khan hiếm trong khi nhu cầu về sử dụng nước ngày càng cao. Việc định giá nước trong nông nghiệp đặt ra trong bối cảnh hiện nay là rất kịp thời. Việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý nước, cung cấp nước có tính chất bao cấp sang quản lý và cung cấp theo cơ chế thị trường là rất cần thiết.
Theo ông Phạm Hồng Giang, trong nông nghiệp cũng có yêu cầu sử dụng nước đa dạng. Mỗi ngành, lĩnh vực có yêu cầu sử dụng nước khác nhau, nhưng đều cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Điều đó đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất, hài hòa dựa trên cơ sở quản lý theo thị trường.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cũng cho biết, định giá nước trong nông nghiệp hay đưa các nguyên tắc của thị trường vào trong thủy lợi không có nghĩa rằng sẽ không hỗ trợ người dân mà thực chất là sẽ có giải pháp hỗ trợ cao hơn. Nhìn từ thực trạng cung cấp nước hiện nay, đặc biệt tại các vùng đang bị hạn hán nghiêm trọng, việc quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi vẫn còn nhiều yếu kém, đang đặt ra nhiều vấn đề. Có những vùng có thể khắc phục được nếu nguồn nước được quản lý tốt.
Để thúc đẩy vấn đề này không chỉ là sự hỗ trợ của Nhà nước mà cần huy động sự tham gia của toàn dân, của khu vực tư nhân. Do đó, thời gian tới cần thúc đẩy các đối tượng này tham gia vào đầu tư, quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi.
Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm của các nước về các phương pháp trong việc định giá nước. Chẳng hạn, chia sẻ kinh nghiệm của Australia về thị trường nước, Giáo sư R. Quentin Grafton, Trường đại học quốc gia Australia cho biết, thị trường nước ở Australia được thiết lập ở 2 quyền là quyền sử dụng nước và nước phân bổ.
"Định giá nước theo lượng sử dụng sẽ khuyến khích việc tiết kiệm nước, phân bổ nước một cách hiệu quả nhưng đòi hỏi phải có sự giám sát phù hợp. Nếu sử dụng cơ chế thị trường cần có những cơ chế phù hợp để hỗ trợ cho thị trường hoạt động. Cùng với đó là quan tâm đến giá nước, sự phân bổ các quyền về nước và những ảnh hưởng của cơ chế định giá tới sự bình đẳng xã hội." - ông Quentin Grafton cho hay.
Qua cách định giá nước của các nước, ông Phạm Hồng Giang bày tỏ, vướng mắc nhất hiện nay của Việt Nam trong việc định giá nước là chưa hoàn toàn chủ động việc cung cấp nước. Khi đã là thị trường phải đảm bảo đủ chất lượng, số lượng cho người sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, những hiểu biết của người dân đối với việc này cũng chưa đầy đủ, vẫn còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm quản lý trước đây.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, để nước trở hành một hàng hóa và quản lý theo quy luật thị trường sẽ còn nhiều vấn đề phải làm và cả một chặng đường dài nhưng việc chuẩn bị cơ sở để ban hành các chính sách, tổ chức thực hiện cần phải làm ngay từ bây giờ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ĐBSCL sẽ chịu áp lực lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước
05:53' - 06/04/2016
Theo thông tin từ Hội địa chất thủy văn Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến nước Sông Đà 2: Kiến nghị tạm dừng ký hợp đồng với nhà thầu cung cấp ống gang dẻo
20:55' - 05/04/2016
UBND TP Hà Nội đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ đầu tư thực hiện một số nội dung trong đó tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo và phụ kiện.
-
Kinh tế Thế giới
Hà Nội sẽ lại “khát” nước sạch trong mùa Hè
11:52' - 05/04/2016
Tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, cung cấp nước sạch tại Hà Nội Hè năm nay sẽ khó khăn do nhu cầu của người dân Thủ đô tăng mạnh, nhưng sản lượng nước sạch lại tăng không đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu: Nước về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đạt đỉnh từ ngày 5-7/4
17:50' - 04/04/2016
Dự báo sau ngày 12/4, mặn xâm nhập trên cửa sông Cửu Long có thể giảm từ 10-15 km so với hiện tại. Nước ngọt có khả năng xuất hiện các vùng cách biển từ 25-40 km vào lúc triều thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.