Biến thể Delta thách thức chiến lược đóng cửa tốn kém của Trung Quốc
Theo mạng tin USNews ngày 5/8, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang thách thức chiến lược cô lập các thành phố gây tốn kém của Trung Quốc và là tín hiệu cảnh báo đến các nhà lãnh đạo nước này - những người vốn tin rằng có thể ngăn chặn đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc - rằng họ cần một cách tiếp cận ít gây xáo trộn hơn.
Khi biến thể Delta lây lan nhanh chóng, buộc các nhà lãnh đạo ở Mỹ, Australia và các nước khác phải gia hạn các hạn chế, Chính phủ Trung Quốc đang chống chọi với đợt lây nhiễm nghiêm trọng nhất kể từ thời kỳ đỉnh điểm năm ngoái ở Vũ Hán.
Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng lại các chiến thuật đóng cửa, theo đó cô lập thành phố có 1,5 triệu dân, hủy các chuyến bay và thực hiện xét nghiệm hàng loạt ở một số khu vực.
Chiến lược “không khoan nhượng”, cách ly mọi trường hợp và cố gắng ngăn chặn các ca lây nhiễm mới từ nước ngoài đã giúp ngăn chặn đợt bùng phát vào năm ngoái và giúp phần lớn Trung Quốc hầu như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 đối với công việc và cuộc sống của hàng triệu người đang làm dấy lên cảnh báo rằng Trung Quốc cần học cách kiểm soát virus mà không phải liên tục đóng cửa nền kinh tế và xã hội. Zhang Wenhong, một bác sĩ ở Thượng Hải người đã trở nên nổi tiếng trong đợt bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán, đã gợi ý trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng chiến lược của Trung Quốc có thể thay đổi.
Ông Zhang nói: “Chúng tôi chắc chắn sẽ học hỏi thêm nhiều điều từ đợt lây nhiễm đang diễn ra và đây là một bài kiểm tra căng thẳng đối với Trung Quốc. Thế giới cần phải học cách chung sống với loại virus này”.
Các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc sẽ được thử thách khi hàng nghìn vận động viên, phóng viên và những người khác đến dự Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh vào tháng Hai tới.
Năm ngoái, Trung Quốc đã đóng cửa phần lớn nền kinh tế và cắt đứt gần như toàn bộ sự tiếp cận đối với các thành phố có các ca lây nhiễm - chiến thuật được các chính phủ từ châu Á đến châu Mỹ làm theo trên quy mô nhỏ hơn.
Điều đó đã gây ra sự suy giảm kinh tế mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong 5 thập kỷ, nhưng Bắc Kinh đã có thể cho phép khôi phục các hoạt động kinh doanh và du lịch nội địa vào tháng 3/2020.
Các ca lây nhiễm mới, kể cả ở nhiều người đã được tiêm chủng, đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, gây ra quan ngại về việc phản ứng đối phó của Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng.
Các chỉ số chứng khoán chính ở Thượng Hải, Tokyo và Hong Kong (Trung Quốc) đã giảm vào hôm 3/8 nhưng đã tăng trở lại vào ngày 5/8.
Xi Chen, một nhà kinh tế y tế tại Trường Y tế Công cộng Yale, cho biết Trung Quốc cần phải chuyển sang thiết lập các rào cản đối với việc lây nhiễm trong cộng đồng bằng cách đẩy mạnh tiêm chủng và điều trị nhanh chóng những người bị nhiễm bệnh trong khi vẫn cho phép tiến hành các hoạt động kinh doanh và du lịch.
Ông Xi cho biết, Trung Quốc cần tiếp cận với đầy đủ các loại vaccine, bao gồm cả việc cho phép tiêm vaccine do BioNTech của Đức phát triển.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không có dấu hiệu từ bỏ chiến thuật của mình. Theo các quan chức y tế Trung Quốc, đợt lây nhiễm lớn nhất trong năm bắt nguồn từ các nhân viên sân bay vào ngày 10/7 ở Nam Kinh, phía Tây Bắc Thượng Hải thuộc tỉnh Giang Tô.
Một số du khách đã quá cảnh ở Nam Kinh đến Trương Gia Giới, một điểm du lịch nổi tiếng ở phía Tây Nam Thượng Hải thuộc tỉnh Hồ Nam, biến thành phố này thành trung tâm lây lan virus.
Dịch bệnh cũng đã lan đến Bắc Kinh và các thành phố của hơn 10 tỉnh khác. Chính quyền Trương Gia Giới ngày 3/8 đã tuyên bố không ai được phép rời khỏi thành phố, tương tự các biện pháp kiểm soát áp đặt đối với Vũ Hán, nơi xác định các ca nhiễm virus đầu tiên vào năm ngoái.
Các chuyến bay đến Nam Kinh và Dương Châu, một thành phố gần đó với 94 trường hợp lây nhiễm mới, đã bị đình chỉ. Các chuyến tàu từ các thành phố này và 21 chuyến khác đến Bắc Kinh cũng bị hủy.
Tỉnh Giang Tô cũng đã thiết lập các trạm kiểm soát trên đường cao tốc để xét nghiệm các lái xe. Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người dân ở Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông, miền Nam nước này, không nên rời khỏi những khu vực trên nếu có thể.
Tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết đợt lây nhiễm này đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với chiến thắng khó khăn lắm mới giành được của Trung Quốc trong trận chiến chống lại đại dịch COVID-19. Trung Quốc đã thông báo 4.636 trường hợp tử vong trong số khoảng 93.000 ca lây nhiễm được xác nhận.
Ông Xi nói rằng, Trung Quốc cần học cách “cho phép virus tồn tại” ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao và chăm sóc sức khỏe tốt hơn./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- covid 19
- biến thể delta
- kinh tế trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc “hạ nhiệt” trong tháng Bảy
13:31' - 07/08/2021
Hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã "hạ nhiệt" trong tháng 7/2021 sau khi dịch COVID-19 lây lan ở trung tâm xuất khẩu chính của nước này ở các tỉnh miền Đông và Nam .
-
Chuyển động DN
Duolingo không còn xuất hiện trên một số cửa hàng ứng dụng tại Trung Quốc
16:13' - 06/08/2021
Duolingo Inc ngày 5/8 cho biết, ứng dụng học ngôn ngữ Duolingo nổi biến của công ty này không còn sẵn có để tải xuống trên một số cửa hàng ứng dụng tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết cung cấp hơn 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 cho thế giới
22:00' - 05/08/2021
Trung Quốc sẽ nỗ lực cung cấp 2 tỷ liều vaccine COVID-19 cho các quốc gia khác trên thế giới và tặng 100 triệu USD cho cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư ngoại nắm lượng trái phiếu Trung Quốc cao kỷ lục
18:12' - 05/08/2021
Lượng trái phiếu Trung Quốc mà các nhà đầu tư ngoại nắm giữ đạt 2.180 tỷ nhân dân tệ (NDT) tương đương 337,26 tỷ USD tính đến hết tháng 7/2021.
-
DN cần biết
Chile xây dựng nhà máy sản xuất vaccine Coronavac của Trung Quốc
08:18' - 05/08/2021
Chính phủ Chile thông báo nước này sẽ xây dựng hai nhà máy sản xuất và đóng gói vaccine ngừa COVID-19 có tên Coronavac do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc bào chế và phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.