Biến thể Omicron - “thuốc thử” đối với ngành du lịch Ai Cập
Ngành du lịch của Ai Cập bắt đầu tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021 nhờ một số hiệu ứng tích cực như sự trở lại của du khách Nga đến bán đảo Sinai kể từ tháng 8/2021, sự kiện “Lễ diễu hành vàng của các Pharaoh” ở thủ đô Cairo hồi tháng Tư hay việc khai trương Đại lộ Nhân sư ở tỉnh Luxor vào cuối tháng 11 vừa qua.
Sự phục hồi của ngành “công nghiệp không khói” Ai Cập diễn ra sau giai đoạn suy giảm mạnh do sự lây lan của đại dịch COVID-19 đầu năm 2020. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã làm đảo lộn kế hoạch đó và đây được coi là liều “thuốc thử” thực sự đối với triển vọng hồi sinh ngành du lịch Ai Cập, ít nhất là trong ngắn hạn.
Người đứng đầu Công ty du lịch lữ hành Albatros tại Ai Cập, ông Kamel Abu Ali cho biết nếu thế giới không phát hiện biến thể mới Omicron vào tháng 11, quốc gia Bắc Phi này có cơ hội đạt được mức tăng trưởng du lịch cao như giai đoạn năm 2019.Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Ai Cập, lĩnh vực khách sạn và nhà hàng của Ai Cập đã ghi nhận mức tăng trưởng 181,8% trong quý đầu tiên của năm tài chính 2021-2022, cho thấy những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với lĩnh vực này đang giảm dần. Nhiều quyết định đã được đưa ra để hỗ trợ ngành “công nghiệp không khói” kể từ khi đại dịch bùng phát. Tháng 7/2021, Bộ Y tế Ai Cập đã cập nhật quy trình cho du khách tới nước này khi những hành khách đã tiêm chủng đầy đủ không phải thực hiện xét nghiệm PCR.Trên cơ sở đó, ông Abu Ali cho rằng sự trở lại của du khách Nga đến các khu nghỉ dưỡng ở Biển Đỏ của Ai Cập đã làm hồi sinh ngành du lịch ở thành phố Sharm El-Sheikh và Hurghada, hai địa phương dẫn đầu danh sách du khách quốc tế đến Ai Cập. Du khách Nga đã trở lại Hurghada vào ngày 9/8 sau khi Nga nối lại các chuyến bay thẳng đến các thành phố nghỉ dưỡng ở Biển Đỏ kể từ vụ rơi máy bay năm 2015 tại bán đảo Sinai khiến 224 hành khách chủ yếu là người Nga thiệt mạng.Tháng Tám năm nay cũng chứng kiến sự gia tăng lượng khách du lịch đến Ai Cập từ khu vực Đông Âu và Tây Ban Nha. Ai Cập còn quyết định áp dụng một chính sách “táo bạo” khác nhằm nâng cấp các dịch vụ cho khách du lịch thông qua việc nâng giá tối thiểu khách sạn kể từ ngày 1/5/2022, ngoại trừ một số tỉnh như Luxor, Aswan hay New Valley, nơi sẽ áp dụng quyết định này từ ngày 1/11/2022.Quy định mức giá tối thiểu cho các khách sạn du lịch đã là nhu cầu của ngành du lịch Ai Cập trong nhiều năm qua để ngăn chặn tình trạng xuống cấp dịch vụ, ảnh hưởng xấu đến danh tiếng ngành du lịch. Tuy nhiên, ông Tarek Shalabi, người đứng đầu Hiệp hội các nhà đầu tư Marsa Alam, tin rằng quyết định này có thể là “con dao hai lưỡi” vì nhiều công ty du lịch lữ hành đã từ chối chấp nhận mức tăng giá mới.Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, quốc gia Bắc Phi này đã đón 3,5 triệu lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2021, đạt doanh thu từ 3,5-4 tỷ USD và gần bằng mức doanh thu ghi nhận trong cả năm 2020.Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội được Quốc hội Ai Cập thông qua với mục tiêu tăng lượng khách du lịch lên mức trung bình 400.000 lượt người/tháng trong nửa đầu năm và 750.000/tháng trong giai đoạn nửa cuối năm. Bên cạnh đó, doanh thu du lịch Ai Cập trong tài khóa hiện tại được kỳ vọng đạt mức 6 tỷ USD, thấp hơn so với mức dự đoán 6,8 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới (WB).
Cuộc diễu hành vàng của các Pharaoh là sự kiện 22 xác ướp hoàng gia từ thời Tân vương quốc Ai Cập cổ đại được di chuyển từ Bảo tàng Ai Cập ở Quảng trường Tahrir tại thủ đô Cairo đến Bảo tàng Quốc gia Văn minh Ai Cập (NMEC).Đồng thời, lễ kỷ niệm đánh dấu khai trương Đại lộ Nhân sư ở tỉnh Luxor đã giúp Ai Cập quảng bá quốc tế và thúc đẩy vai trò như một điểm đến du lịch cao cấp. Hai sự kiện này đã làm nổi bật các khía cạnh văn hóa của du lịch đặc sắc ở Ai Cập, đặc biệt thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông quốc tế.
Điều đáng tiếc là sự lan rộng của biến thể Omicron đã dẫn đến việc giảm số lượng khách du lịch đến Ai Cập, đặc biệt là tình trạng hủy chuyến từ thị trường Đức và Pháp. Tỷ lệ đặt phòng khách sạn ở Marsa Alam cũng đã giảm từ 80% xuống 60% sau khi biến thể Omicron xuất hiện. Trong kịch bản vaccine ngừa COVID-19 không mang lại hiệu quả đối với biến thể mới, ngành du lịch Ai Cập khó có thể tăng trưởng cao hơn năm ngoái.Trước khi bùng phát dịch COVID-19 năm 2020, thành phố Marsa Alam từng đón một lượng lớn khách du lịch đến từ Đức, Italy và Anh, trong khi năm nay phần lớn du khách đến từ Ba Lan, Ukraine và Cộng hòa Czech. Các sáng kiến của tỉnh nhằm hỗ trợ ngành du lịch đã phát huy tác dụng song vẫn chưa đủ.Vấn đề không phải là các quyết định đã được đưa ra mà là việc thực hiện chúng ra sao. Giới chuyên gia cho rằng các ngân hàng thương mại đã không áp dụng đầy đủ chính sách do Ngân hàng Trung ương Ai Cập (CBE) công bố để hỗ trợ “ngành công nghiệp không khói”, đồng thời chỉ một phần nhỏ các công ty du lịch được hưởng lợi từ những sáng kiến này.
Tháng 2/2021, CBE đã mở rộng chính sách giúp cấp vốn cho các công ty du lịch lữ hành thông qua bảo lãnh từ Bộ Tài chính. Các khoản hỗ trợ này bao gồm việc phân bổ 3 tỷ bảng Ai Cập (200 triệu USD) trong số 50 tỷ bảng Ai Cập (3,2 tỷ USD) dành riêng để tài trợ cho các công ty du lịch, nhằm giúp họ trả lương cho nhân viên, duy trì chi phí vận hành và bảo trì.Ban đầu, sáng kiến này dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6/2021 hoặc khi số tiền 3 tỷ bảng Ai Cập đã giải ngân hết, song sau đó đã được gia hạn đến tháng 12/2021. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại Ai Cập không phải lúc nào cũng sớm chấp thuận các khoản vay cho những công ty du lịch, vì họ coi họ là một lĩnh vực rủi ro cao.
Nhìn chung, những kỳ vọng đối với lĩnh vực du lịch Ai Cập là rất hứa hẹn trước khi có sự xuất hiện của biến thể Omicron. Từng được dự báo sẽ phục hồi hoàn toàn vào quý I/2022, thì nay tương lai của ngành “công nghiệp không khói” tại Ai Cập trong năm tới sẽ được quyết định bởi hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 cũng như sự thành công trong công tác kiểm soát đại dịch./.- Từ khóa :
- ai cập
- du lịch
- kinh tế ai cập
- du lịch ai cập
- omicron
Tin liên quan
-
Thị trường
Ai Cập thắt chặt quy định về trợ cấp lương thực
09:16' - 23/12/2021
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 22/12 đã chỉ thị chính phủ nước này thắt chặt quy định cấp thẻ trợ cấp lương thực.
-
Kinh tế & Xã hội
Chiến lược bảo vệ nguồn nước của Ai Cập cần tới 50 tỷ USD
07:25' - 14/12/2021
Ai Cập sẽ ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nước trong tương lại thông qua một loạt dự án lớn trị giá hàng chục tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập thử nghiệm vaccine nội địa phòng COVID-19 đầu tiên
08:05' - 15/11/2021
Cơ quan Dược phẩm Ai Cập (EDA) ngày 14/11 thông báo chính thức thử nghiệm lâm sàng vaccine COVI-VAX, đánh dấu loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên do Ai Cập tự sản xuất nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59'
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30'
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30'
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30' - 03/04/2025
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30' - 03/04/2025
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.