Biết nắm giữ "Tài sản" mã số vùng trồng
Cùng với việc mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới thì việc tập trung xây dựng nhiều mã số vùng trồng mới, nâng cao chất lượng mã đã có là hướng đi quan trọng để cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn, tận dụng thời cơ thị trường.
Mã số vùng trồng – một trong những điều kiện bắt buộc của hàng nông sản xuất khẩu. Bên cạnh những nỗ lực mở rộng nhanh mã số vùng trồng thì cũng không ít mã số bị các thị trường nhập khẩu loại bỏ.
Đưa nông sản vươn xa, không để mã số vùng trồng trở thành cản trở trong xuất khẩu nông sản thì bên cạnh sự quản lý, giám sát của cơ quan chức năng trong việc sử dụng mã số vùng trồng thì mỗi chủ mã số cần nâng cao chất lượng cũng như bảo vệ mã số của chính mình.
Cả nước hiện có khoảng 6.500 vùng trồng và 1.600 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng có hơn 710 mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu bị thu hồi do không đạt yêu cầu về chất lượng kỹ thuật của nước nhập khẩu, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tiền Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận… Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, mỗi mã vùng trồng ít nhất khoảng 10 ha. Đây là con số khá lớn, sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu nông sản. Việc có được mã số vùng trồng rất khó. Sau khi được cơ quan chức năng Việt Nam rà soát, đánh giá thì để được thị trường nhập khẩu chấp thuận họ cũng sẽ phải kiểm tra, đánh giá và chờ đợi… Khi đã có được mã số mà để bị thu hồi là thiệt hại rất lớn. Hiện nay nhiều nước đã tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát mã vùng trồng. Chẳng hạn Trung Quốc, việc giám sát diễn ra định kỳ hàng tuần đối với các địa phương có sản lượng nhập khẩu lớn hoặc các cá nhân từng có lịch sử vi phạm. Diện tích sản xuất rau quả Việt Nam rất lớn, nhưng con số được cấp mã và được thị trường nhập khẩu chấp thuận còn rất ít. Như sầu riêng có khoảng 110.000 ha với 2/3 diện tích đang thu hoạch nhưng chỉ có 246 mã vùng trồng với 97 mã cơ sở đóng gói. “Nếu mất đi dù chỉ 1 mã cũng sẽ là thiệt hại trong sản xuất. Việc xin lại mã sẽ rất mất thời gian chưa kể chi phí và công sức. Thời gian để được xin lại có khi gấp từ 2 -3 lần so với xin mới”, ông Đặng Phúc Nguyên nói. Nhằm đẩy nhanh quá trình cấp mã số, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân cấp triệt để cho địa phương chủ động thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói ở địa phương mình. Tuy nhiên, do nhiều địa phương chỉ chú ý đến các mã số cấp mới, chưa quan tâm tới việc duy trì, giám sát các mã số đã cấp khiến nhiều mã số vùng trồng bị thu hồi. Sau khi được cấp mã, các chủ mã số đã có tâm lý chủ quan, “thi đã đậu” nên không quan tâm đến nâng cao trình độ, chăm sóc, nâng chất lượng vùng trồng. Với các vườn bị thu hồi do lơ là chăm sóc, cơ quan chuyên môn cần hướng dẫn họ để sớm có lại được mã số, ông Đặng Phúc Nguyên cho hay. Với các trường hợp bị thu hồi do mua bán mã số, ăn cắp mã số, ông Đặng Phúc Nguyên đề nghị cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ. Với trường hợp này phải bị xử lý nghiêm, xem đây là tội phá hoại kinh tế, phá hoại thương hiệu quốc gia. Với những trường hợp như thế này, Thái Lan đã có những quy định và xử phạt rất nghiêm khắc.Để mở rộng nhanh mã số vùng trồng, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp với các vùng nguyên liệu liên kết thì các chủ vườn, địa phương cũng cần chủ động làm việc này. Như vậy, khi thị trường mở ra, nhu cầu tăng lên là sản phẩm đã sẵn sàng để xuất khẩu.
Các chuyên gia cho rằng, để mã số vùng trồng thực sự phát huy hết hiệu quả cần sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan. Mỗi đơn vị, doanh nghiệp có mã số vùng trồng để xuất khẩu phải ý thức đó cũng là tài sản của họ và phải gìn giữ, đảm bảo uy tín của mã số vùng trồng này. Như vậy, sản xuất, xuất khẩu trái cây mới được sự ổn định và bền vững.Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là một trong những yêu cầu bắt buộc trong kiểm dịch thực vật. Các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đều gắn theo yêu cầu từng thị trường. Điều này sẽ góp phần hướng tới xuất khẩu bền vững, đáp ứng tiêu chí thị trường nhập khẩu.
Ông Hoàng Trung cho biết, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng quy trình, tiêu chuẩn và hướng dẫn cho các địa phương. Để sớm được cấp mã số vùng trồng, bên cạnh trách nhiệm chính là các chi cục bảo vệ thực vật thì bản thân các doanh nghiệp và người dân đã được tập huấn cần liên hệ để hoàn thiện hồ sơ và gửi về Cục Bảo vệ thực vật để trình sang các nước. “Trách nhiệm địa phương, doanh nghiệp, nông dân là phải bảo vệ, duy trì mã số đó, đảm bảo sản xuất đúng yêu cầu thị trường”, ông Hoàng Trung nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu Bà Rịa-Vũng Tàu gặp khó về đơn hàng
10:45' - 12/05/2023
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, riêng trong tháng 4 mức giảm sâu so với cùng kỳ.
-
Hàng hoá
Khảo sát Reuters: Xuất khẩu của Trung Quốc tăng chậm lại trong tháng 4/2023
08:06' - 09/05/2023
Xxuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Tư được dự đoán tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 14,8% trong tháng Ba.
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo xuất khẩu rời khỏi mức cao nhất trong hai năm
18:24' - 07/05/2023
Thị trường giao dịch trầm lắng khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam rời khỏi mức cao nhất trong hai năm.
-
DN cần biết
Đã qua mùa cao điểm đặt hàng, thị trường xuất khẩu vẫn chưa thấy khả quan
14:05' - 05/05/2023
Dù đã bước vào giữa quý II, qua mùa cao điểm đặt hàng của nhiều ngành như đồ gỗ, dệt may, thị trường xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.