Đã qua mùa cao điểm đặt hàng, thị trường xuất khẩu vẫn chưa thấy khả quan
Đơn hàng khan hiếm khiến nhiều doanh nghiệp phải gồng mình xoay sở, tìm thị trường, khách hàng ngách mới có thể trụ lại.
*Khan hiếm đơn hàng
Thông thường, tháng 3 – 4 hàng năm là mùa cao điểm nhà mua hàng quốc tế trong ngành đồ gỗ, nội thất đi tour các hội chợ, triển lãm và tham quan nhà máy sản xuất để đặt hàng cho mùa mua sắm nửa cuối năm. Tuy nhiên, hiện tại đã bước qua tháng 5, đơn hàng gỗ vẫn rất khan hiếm, các khách hàng ở thị trường xuất khẩu truyền thống chưa có nhiều động thái “ăn hàng”. Khó khăn kéo dài hơn nửa năm khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công hoặc gồng lỗ để duy trì hoạt động.
Ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty cổ phần gỗ Lâm Việt cho biết, từ cuối năm 2022 đến nay, lượng đơn hàng xuất khẩu của công ty giảm sâu, do hai thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU đều giảm cầu tiêu dùng. Dù đã vào giữa quý II nhưng số lượng đơn hàng vẫn rất khan hiếm, chỉ đủ để nhà máy hoạt động khoảng 40% công suất. Trong khi đó, nhà máy phải hoạt động đạt ít nhất 70% công suất thiết kế thì doanh nghiệp mới huề vốn và giữ được việc làm cho người lao động.
Trong khi đó, các thị trường khác ở khu vực châu Á cũng giảm dần khi lạm phát, suy thoái lan rộng. Trong quý I, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp giảm trung bình khoảng 20% so với năm 2022. Sang quý II, tình hình đơn hàng vẫn chưa được cải thiện.
Trước đây, doanh nghiệp cho ra mắt các bộ sưu tập thời trang theo kế hoạch và sản xuất đơn hàng theo mùa và thì nay phải tìm đơn hàng cho từng tháng, có đơn tới đâu làm tới đó, chịu áp lực về nguyên vật liệu trong ngắn hạn. Thậm chí, do không có đơn đặt hàng, doanh nghiệp sản xuất ra phải mang hàng đi ký gửi, khi nào nhà phân phối bán được hàng mới thanh toán nên dòng vốn xoay vòng rất chậm.*Tìm hướng đi mới
Các chuyên gia dự báo, khó khăn trong xuất khẩu nhiều mặt hàng sẽ còn kéo dài ít nhất đến hết quý II/2023, ngay cả nửa cuối năm có phục hồi cũng sẽ chậm. Do đó, các doanh nghiệp không thể ngồi chờ mà phải vận dụng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội nhỏ nhất để duy trì hoạt động.
Ông Phạm Văn Việt cho biết, dù các thị trường mới, thị trường ngách chưa thể bù đắp cho phần sụt giảm tại các thị trường chính nhưng trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp dệt may phải kiên trì mới có thể trụ lại được. Không chỉ chấp nhận làm các đơn hàng nhỏ, lẻ trong thời gian ngắn, doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi bằng cách tự mình đánh giá thị trường, quyết định các kế hoạch sản xuất ngắn hạn theo tháng thay vì theo quý, năm như trước đây.
Ông Nguyễn Liêm cho biết, để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, nhiều công ty đã chủ động rà soát lại, cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết; đồng thời, tìm những thị trường ngách, đơn hàng nhỏ để duy trì hoạt động liên tục. Nhiều doanh nghiệp đã tìm cách chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác như Canada, Nhật Bản, Trung Đông, Ấn Độ… nhằm bù đắp mức sụt giảm từ các thị trường chính Mỹ và EU.
Thời gian này, các nhà máy cũng ưu tiên tái cấu trúc lại dây chuyền sản xuất, đầu tư trang thiết bị để giảm chi phí nhân công trên một sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí nguyên liệu, tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, cũng doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguyên liệu sẵn có trong nước. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp ngành gỗ tìm kiếm khách hàng, thị trường HAWA cùng các hiệp hội chế biến gỗ lớn trên cả nước vẫn đang nỗ lực liên kết với nhau, kết nối mạng lưới tham tán thương mại Việt Nam tại các quốc gia để cùng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, xây dựng thương hiệu... Tuy nhiên, sau thời gian dài khó khăn, để doanh nghiệp có thêm động lực duy trì sản xuất, đón đầu cơ hội phục hồi của thị trường, Nhà nước cần có giải pháp cụ thể về giảm thuế, ưu đãi lãi suất để giảm bớt áp lực tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp. Đồng thời, HAWA cũng đề xuất Bộ Công Thương đầu tư vào nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện để các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức bài bản, khoa học và hiệu quả hơn./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu thủy sản khó khăn khiến giá nguyên liệu có xu hướng giảm
11:11' - 05/05/2023
Thủy sản tiếp tục chịu áp lực nặng nề vì thị trường lao dốc, xuất khẩu giảm mạnh 27,7%, do đó giá nguyên liệu nhiều mặt hàng giảm theo.
-
Thị trường
Xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục
09:59' - 05/05/2023
Xuất khẩu hàng hóa của Australia sang Trung Quốc đạt 19 tỷ AUD (12,71 tỷ USD) trong tháng Ba, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn cả kỷ lục trước đó vào giữa năm 2021.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo tăng cao nhất trong các nông sản chính
09:44' - 05/05/2023
Xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2023 đạt 2,95 triệu tấn với 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và tăng 54,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
-
Thị trường
Xuất khẩu của Ấn Độ có thể chạm mốc 900 tỷ USD trong tài khóa 2024
08:21' - 05/05/2023
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ có thể chạm mốc 900 tỷ USD trong tài khóa hiện tại (bắt đầu từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.
-
DN cần biết
200 doanh nghiệp quốc tế sẽ tham dự Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025
17:51' - 14/02/2025
Agritechnica Asia là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của Agritechnica tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
15:17' - 14/02/2025
“Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề chính của Vietnam Expo 2025 với kỳ vọng mang đến làn gió công nghệ mới thổi vào xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Bà Rịa-Vũng Tàu còn 45 dự án chậm triển khai
11:30' - 14/02/2025
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 45 dự án chậm triển khai.
-
DN cần biết
Khởi động nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương
11:03' - 14/02/2025
Nghiên cứu khả thi lần này khẳng định tiềm năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương. Dự án tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ chuyên môn từ Ngân hàng Thế giới.
-
DN cần biết
Hậu Giang dự kiến nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C vào cuối năm 2026
08:44' - 14/02/2025
Chiều 13/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam về Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C).
-
DN cần biết
Anh khuyến khích phát triển trang trại điện gió ngoài khơi
15:54' - 13/02/2025
Ngày 12/2, Chính phủ Anh đã công bố chương trình khuyến khích phát triển các dự án điện gió ngoài khơi nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là khử carbon trong hệ thống năng lượng vào năm 2030.