Bồ Bát: Ước mơ phục dựng làng gốm hàng nghìn năm tuổi
Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường, người dân làng gốm Bồ Bát đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vừa để duy trì, phát triển làng nghề, vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Theo nhiều cụ cao niên trong làng, nghề làm đồ gốm đã xuất hiện tại địa phương này cách đây hơn 3.000 năm. Trong nhiều tài liệu sử sách còn ghi lại, năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, các nghệ nhân tại làng Bồ Bát theo triều đình về xây dựng kinh đô mới, sản xuất các sản phẩm gốm sứ phục vụ triều đình và dân sinh.
Những nghệ nhân này đã đến định cư tại vùng đất ven sông Hồng, nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và thành lập nên làng nghề Bát Tràng ngày nay.
Sau khi những nghệ nhân ra đất Thăng Long lập phường làm gốm mới, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, những người ở lại chủ yếu làm nghề nông để sinh sống và lãng quên đi cái nghề từng hưng thịnh một thời và nghề gốm Bồ Bát đã bị thất truyền từ đó. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhằm bắt kịp xu thế thị trường, nhiều nghệ nhân trẻ tuổi trong làng đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nhằm khôi phục và phát huy truyền thống làng nghề.Có dịp về thăm làng gốm Bồ Bát vào một ngày giáp Tết, chúng tôi đã ghé cơ sở sản xuất của hộ gia đình nghệ nhân Phạm Văn Vang, 35 tuổi tại làng Bạch Liên, anh được coi là người đầu tiên mở xưởng gốm mang tên Bồ Bát với mong muốn gây dựng lại nghề gốm cổ truyền trên mảnh đất quê hương.
Giữa những tiếng mô tơ ro ro quay đều đặn, tiếng trộn đất đều đều trong tiết trời mùa Đông lạnh cóng những ngày cận Tết, anh Vang tâm sự, khi còn là học sinh, anh đã nhiều lần được nghe các nghệ nhân làm gốm từ Bát Tràng về quê ăn giỗ tổ chia sẻ kinh nghiệm, ôn lại lịch sử của tổ nghề nên đã cảm thấy rất phấn khích.
Ý nghĩ mong muốn trở thành một thợ gốm giỏi đã nhen nhóm trong đầu chàng trai thôn quê. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Vang không thi đại học mà khăn gói ra Bát Tràng tìm gặp các nghệ nhân để học lại nghề cũ của làng Bồ Bát xưa.
“Ban đầu tôi chỉ nghĩ đơn thuần là học để trở thành một thợ gốm giỏi để thỏa mãn niềm đam mê của mình và để giữ lấy cái nghề cổ của làng mình. Nhưng trong thời gian học nghề và làm nghề, ý nghĩ khôi phục lại thương hiệu gốm của quê hương đã lóe lên trong đầu và tôi muốn thực hiện ngay lập tức”, anh Vang chia sẻ.Sau nhiều năm lăn lộn học nghề, làm nghề và dày công đi khắp nơi tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm, năm 2006 anh Vang đã trở về quê hương mở lò sản xuất gốm và lấy thương hiệu “Gốm Bồ Bát”. Từ đây, thương hiệu của làng gốm cổ hàng nghìn năm bắt đầu được “hồi sinh”.
Ghi nhận những thành công ban đầu của các hộ sản xuất, kinh doanh ngành nghề gốm Bồ Bát, năm 2014 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã cấp bằng công nhận nghề gốm cổ Bồ Bát là nghề truyền thống tỉnh Ninh Bình.Bản thân anh Vang cũng đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân gốm cổ truyền” của tỉnh. Một tin vui nữa đến với hộ sản xuất Phạm Văn Vang cũng như những người dân khác trong làng khi anh Vang được nhận giải thưởng sáng kiến cấp tỉnh năm 2015.
Hiện xưởng gốm của anh Vang tập trung vào mặt hàng gia dụng như: bình hoa, bát đĩa, ấm chén, chuông gió, đồ trang sức... Sản phẩm gốm Bồ Bát đã có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và một số tỉnh ở miền Trung, miền Nam.
Nối tiếp những thành công, gia đình anh Vang có dự định tới đây sẽ mở rộng quy mô xưởng sản xuất lên 5.000 m2 ngay tại làng. Dự kiến, xưởng mới của gia đình anh Vang sẽ thu hút từ
70 đến 100 thợ làm gốm của địa phương./.Tin liên quan
-
Thị trường
Gốm Phù Lãng - ấm lòng du khách phương xa
06:30' - 16/02/2016
Phù Lãng là một trong số những làng gốm nổi tiếng của miền Bắc thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-
Xe & Công nghệ
Đừng để mất làng nghề gốm Hương Canh
09:36' - 07/02/2016
Giá trị sản phẩm gốm Hương Canh ngày nay vẫn được ưa chuộng, nhiều sản phẩm giờ đây đã được cải tiến, được cách điệu, đa dạng hoá mẫu mã và có chỗ đứng ở những nơi trang trọng
-
Kinh tế Việt Nam
Cháy lớn thiêu rụi một xưởng gốm sứ ở Bát Tràng, Hà Nội
18:11' - 04/01/2016
Một vụ cháy lớn bất ngờ xảy ra vào chiều ngày 4/1 tại Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội), thiêu rụi toàn bộ khu vực nhà xưởng của xường gốm sứ Trung Hạnh tại làng gốm sứ này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Xúc động, tự hào hòa chung không khí mừng ngày đại thắng
14:49'
Sáng 30/4, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, không khí hân hoan lan tỏa khắp phố phường, hàng triệu người dân Thủ đô hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều bạn trẻ thu gom rác sau lễ diễu binh, diễu hành
12:38'
Ngay sau khi chương trình diễu binh, diễu hành kết thúc nhiều người dân, bạn trẻ đã thu gom rác, dọn vệ sinh đường phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Rạng rỡ Việt Nam trong ngày vui Đại thắng
12:37'
Những nụ cười, những giọt nước mắt hạnh phúc, những chiếc ôm nồng thắm đã thể hiện hết được sự xúc động, niềm vui, niềm tự hào của mỗi người con đất Việt trong sự kiện lịch sử này.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh đón chuyến tàu biển theo phương thức charter đầu tiên
11:57'
Trong hải trình, tàu Pacific World xuất phát từ cảng Yokohama (Nhật Bản) đến một số cảng, điểm du lịch; trong đó có thành phố Hạ Long.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh giao thông Hà Nội trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5
11:49'
Sáng 30/4, ngày đầu tiên của đợt nghỉ lễ 30/4, lưu lượng phương tiện di chuyển từ Hà Nội tăng cao. Tại một số tuyến đường đã xuất hiện tình trạng ùn, ứ cục bộ, các phương tiện di chuyển khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Cận cảnh các lực lượng tại Lễ diễu binh, diễu hành
11:23'
Lễ diễu binh, diễu hành tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Mãn nhãn với màn trình diễn trực thăng chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
09:44'
Các phi đội gồm trực thăng (Mi-8, Mi-17 và Mi-171), Su-30MK2, Yak-130 bắt đầu cất cánh, mang theo cờ đỏ sao vàng, thực hiện nhiệm vụ bay chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
09:17'
Lễ diễu binh, diễu hành tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Các phi đội trực thăng bắt đầu cất cánh: Tp Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng
08:13'
Đúng 7 giờ 38 phút, các phi đội gồm trực thăng Su-30MK2, Yak-130 bắt đầu cất cánh, sẵn sàng nhiệm vụ bay chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.