Bộ Công Thương: Xuất khẩu năm 2021 dự kiến tăng khoảng 10,7%
Trên cơ sở sơ bộ tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất sớm được khôi phục trở lại, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu cả năm 2021 ước đạt khoảng 313 tỷ USD, tăng khoảng 10,7% so với năm 2020, vượt mục tiêu Chính phủ giao (4-5%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương tại Quyết định số 163/BCT-KH ngày 19/1/2021 (4-5%).
Theo Bộ Công Thương, tháng 8/2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện cả nước đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ở chiều ngược lại, tháng 8/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2021, chiếm đa số vẫn là nhóm hàng tư liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, đạt 204,16 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó những nhóm hàng nhập khẩu nhiều là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu. Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD.Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng còn lại cuối năm được dự báo đối diện với những thuận lợi và thách thức đan xen; trong đó, dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh. Đơn cử, với nhiều ngành trong nhóm công nghiệp chế biến hiện đang bị đứt gãy cung cầu do nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động khi không đáp ứng được các tiêu chuẩn “3 tại chỗ”, 1 cung đường 2 điểm đến. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát.Giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu.
Thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu, các Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đã có nhiều đề xuất như tạo luồng xanh trong vận chuyển, lưu thông mặt hàng gạo bằng đường thủy, tạo điều kiện về giờ làm việc cho nhân viên tại các cảng biển. Gần nhất là đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương tháo gỡ khó khăn cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp giấy chứng nhận hàng hóa cho doanh nghiệp. Các đơn vị thuộc bộ cũng thường xuyên nắm bắt tình hình thị trường và có khuyến cáo kịp thời cho doanh nghiệp. Cùng với những kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian qua, có thể kỳ vọng hoạt động xuất khẩu hàng hóa khởi sắc hơn trong thời gian tới. Phân tích từ các chuyên gia cho thấy, sở dĩ hoạt động xuất khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn là do các địa phương phía Nam giãn cách kéo dài; các địa phương phía Bắc còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có khoảng 600 doanh nghiệp của thành phố tiếp tục hoạt động nhờ áp dụng chế độ này, là con số quá ít ỏi so với hàng chục nghìn doanh nghiệp của thành phố. Bởi doanh nghiệp ngừng hoạt động sẽ không đáp ứng được đơn hàng xuất khẩu. Ở phía Bắc, hiện nay vấn đề về tiêm vaccine cho người lao động đang là khó khăn đối với doanh nghiệp. Những tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang đang có nhu cầu triển khai nhanh việc tiêm chủng vì trong môi trường sản xuất tập trung, số lượng nhân công lớn như vậy tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về dịch bệnh, nhất là khi biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh. Bộ Công Thương nhận định, xuất nhập khẩu hàng hóa từ nay đến cuối năm được dự báo đối diện với những thuận lợi và thách thức đan xen; trong đó, dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, thời điểm hiện tại, mặc dù triển khai tiêm phòng vaccine COVID-19 đã có những tín hiệu tích cực ở một số quốc gia, trong ngắn hạn dịch bệnh chưa thể được ngăn chặn hoàn toàn. Trên thế giới, dịch bệnh vẫn nghiêm trọng tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Thái Lan…Trong nước, dịch bệnh lây lan nhanh tại một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và 16 tỉnh thành phía Nam đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu, nhất là khi thời điểm quý II là giai đoạn rất quan trọng để chuẩn bị các đơn hàng cuối năm.
Tuy nhiên, nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lớn đang hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động, đã ảnh hưởng rất lớn trong việc hoàn thành các đơn hàng đã ký kết. Trong ngắn hạn, tiến độ xuất khẩu phụ thuộc vào diễn biến phòng chống dịch và khôi phục lại hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam. Nếu dịch bệnh sớm được kiểm soát, sản xuất, xuất khẩu được phục hồi mạnh mẽ sẽ dần cân bằng lại cán cân thương mại thâm hụt hiện nay. Bên cạnh đó, nửa cuối năm 2021, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao theo chu kì xuất nhập khẩu hàng hóa và tín hiệu phục hồi của cầu hàng hóa trên thị trường thế giới, đặc biệt đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản. Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc. Về cán cân thương mại, nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý III, xuất khẩu sẽ được đẩy mạnh. Tuy nhiên theo chu kỳ, nhập khẩu quý IV thường tăng cao do đó dự kiến, năm 2021 có thể nhập siêu khoảng 2 tỷ USD. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, khi dịch bệnh diễn biến căng thẳng ở phía Nam, Bộ Công Thương đã thành lập "Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp", sau này đổi tên thành "Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trên cả nước trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp". Ngay sau đó, Bộ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt gồm đại diện các cục, vụ thuộc Bộ liên tục làm việc với các doanh nghiệp phía Nam, nắm bắt khó khăn và tham mưu Bộ để tham mưu với Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn như vận chuyển hàng hóa thiết yếu; đề xuất tiêm vaccine cho đội ngũ vận chuyển, logistics; đề xuất tạo "luồng xanh" đường thủy; tháo gỡ khó khăn cho vận chuyển hàng hóa… Từ Tổ công tác đặc biệt miền Nam, hiện nay, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác đặc biệt miền Bắc và miền Trung. Các Tổ công tác đang tập trung tháo gỡ khó khăn để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp, qua đó giúp lấy lại đà tăng trưởng trong sản xuất, đóng góp cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng liên tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Đồng thời, tích cực đưa hàng hóa tiêu thụ trên các nền tảng thương mại điện tử. Các hoạt động này đã giúp tiêu thụ rất tốt nông sản cho các địa phương: Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La, các tỉnh, thành phố phía Nam… Các giải pháp này được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động xuất nhập khẩu khởi sắc hơn. Ông Trần Thanh Hải cho rằng, tiềm lực, kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian vừa qua, cộng với những thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do và uy tín mà doanh nghiệp đã thiết lập được sẽ nhanh chóng lấy lại đà phục hồi xuất khẩu trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng phương án điều phối hàng hóa khi cảng biển có ca nhiễm
16:45' - 02/09/2021
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cảng biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuýt còi nhiều địa phương vì ra văn bản gây khó cho lưu thông hàng hóa
16:11' - 29/08/2021
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi một loạt các địa phương về việc bãi bỏ các quy định gây khó khăn cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong thời gian diễn ra dịch COVID-19.
-
Chuyển động DN
Đường sắt Việt Nam vận chuyển miễn phí hàng hóa hỗ trợ các tỉnh miền Nam
14:00' - 29/08/2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kể từ ngày 25/8 vừa qua, đường sắt Việt Nam không tổ chức chạy tàu khách thường xuyên trên tuyến Bắc-Nam, chỉ tổ chức chạy các đoàn tàu hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá thép xây dựng tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm
16:23' - 28/05/2025
Việc giá thép cây tại Thượng Hải xuống mức giá thấp nhất trong tám năm qua cho thấy rõ những khó khăn về nhu cầu mà các nhà sản xuất thép đang phải đối mặt.
-
Hàng hoá
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Cuộc chiến sống còn bảo vệ kinh doanh "sạch"
16:11' - 28/05/2025
Hàng lậu, hàng giả không chỉ là gian lận thương mại, mà còn là vấn nạn hủy hoại niềm tin thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
-
Hàng hoá
Giá dầu nhích nhẹ trước lo ngại về nguồn cung sụt giảm tại Venezuela
15:02' - 28/05/2025
Giá dầu nhích nhẹ trong phiên 28/5, giữa bối cảnh giới đầu tư cân nhắc về rủi ro nguồn cung sau khi Mỹ cấm tập đoàn Chevron xuất khẩu dầu từ Venezuela theo một giấy phép tài sản mới.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại sụt giảm giá đồng loạt
11:01' - 28/05/2025
Do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã hạ nhiệt, khiến tâm lý thị trường bắt đầu lạc quan hơn và giảm bớt nhu cầu đầu tư trú ẩn; kéo theo dòng tiền cũng rút khỏi nhóm kim loại quý
-
Hàng hoá
Lo ngại dư cung, giá dầu thế giới giảm 1%
07:50' - 28/05/2025
Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 27/5, khi giới đầu tư lo ngại về nguy cơ dư cung sau các tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Phát hiện 1.560 kg chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc
16:37' - 27/05/2025
Quản lý thị trường Lào Cai vừa phát hiện, thu giữ 1.560 kg chân gà đông lạnh không nhãn mác, không thể hiện xuất xứ, không có số lô sản xuất tại Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, xã Vạn Hòa, Lào Cai.
-
Hàng hoá
Lào Cai: Triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại làm giá đỗ
16:28' - 27/05/2025
Ngày 27/5, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã phát hiện, triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ bán ra thị trường, trên địa bàn thành phố Lào Cai.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 29/5
15:24' - 27/05/2025
Mô hình của VPI dự báo giá dầu bán lẻ kỳ này có xu hướng giảm 1,3 - 1,8%, cụ thể dầu diesel có thể giảm 1,8% mức 17.087 đồng/lít, còn dầu hỏa có thể giảm 1,4% về mức 17.068 đồng/lít.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng OPEC+ tăng sản lượng gây áp lực lên thị trường dầu
15:18' - 27/05/2025
Giá dầu ít thay đổi trong chiều 27/5, khi kỳ vọng ngày càng tăng rằng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn (nhóm OPEC+) sẽ quyết định tăng sản lượng tại cuộc họp cuối tuần này.