Bộ Giao thông Vận tải thông tin về đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục chậm tiến độ
Trong văn bản trả lời cử tri Hà Nội mới đây của Bộ Giao thông Vận tải về dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận một loạt vấn đề về dự án này, đặc biệt là các nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ, đội vốn…
Đánh giá về nguyên nhân chủ quan, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, dự án có thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài, chưa lường hết quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật; chờ Nhà Tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trang Quốc (China Eximbank) là Cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện Dự án; Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế; Bên cạnh đó, cách thức triển khai thực hiện Dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập Hồ sơ thiết kế, nghiệm thu thanh toán. Trong khi đây là lần đầu tiên Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam, dẫn đến việc quản lý điều hành của Tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập. Đồng thời, việc giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý (Hiệp định vay bổ sung được ký tháng 5/2017, nhưng phải tới tháng 12/2017 mới thống nhất được ý kiến pháp lý, tháng 4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án). Về nguyên nhân khách quan, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc giải phóng mặt bằng tại Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật. Do yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện; Hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp đồng EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Dự án. Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trong thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5/2014 ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện dự án khiến mất hơn 1 năm hạn chế các hoạt động xây dựng của Tổng thầu. Ngoài ra, tổng lạm phát trong giai đoạn thực hiện (2008-2011) lên tới 49,83%, đã ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng. Sau khi liệt kê các nguyên nhân trên, Bộ Giao thông Vận tải đã nhận trách nhiệm chỉ đạo về mình trên cương vị chủ đầu tư, trách nhiệm trực tiếp là của Ban Quản lý dự án Đường sắt. Bên cạnh đó, tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư, tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác giám sát; UBND Tp. Hà Nội chịu trách nhiệm về giải phóng mặt bằng chậm. Đáng chú ý dù dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ nhiều năm, nhưng Bộ Giao thông Vận tải vẫn cho rằng, tới nay, dự án vẫn có nguy cơ kéo dài do một số nội dung Tổng thầu không thực hiện theo chỉ đạo của Bộ. Bộ Giao thông Vận tải đã tổng hợp báo cáo Chính phủ, các bộ ngành liên quan để chỉ đạo giải quyết. Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của Tổng thầu và các bên liên quan để xử lý, giải quyết các khiếu kiện trong trường hợp cần thiết, phù hợp với điều kiện của hợp đồng EPC. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sử dụng vốn vay ODA Trung Quốc, với điều kiện chỉ định Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện. Tư vấn giám sát là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh (Trung Quốc). Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải (Ban Quản lý dự án đường sắt được giao trực tiếp quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư). Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35 km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng). Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi tiến độ nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào khai thác thương mại./. Xem thêm:>>Không để xảy ra tình trạng đáng tiếc như Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
>>Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trả lời chất vấn về tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên do nào khiến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành vào dịp 30/4?
10:43' - 30/04/2019
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành chính thức vào dịp 30/4 như kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội ra Nghị quyết hỗ trợ giá vé đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông
13:16' - 09/04/2019
Ngày 9/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỳ họp thứ tám (kỳ họp bất thường) quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có công tác nhân sự.
-
Kinh tế tổng hợp
Chủ đầu tư nói gì về một số hạng mục tuyến Cát Linh – Hà Đông chưa hoàn thiện?
16:03' - 26/03/2019
Theo ghi nhận sáng 26/3, nhiều đơn vị thi công đang tích cực làm việc tại các nhà ga dọc tuyến đường từ Nguyễn Trãi đến Cát Linh để đảm bảo tiến độ đưa dự án vận hành thương mại thời gian tới.
-
Kinh tế tổng hợp
Các tuyến buýt dọc đường sắt Cát Linh - Hà Đông phân bổ không đều
18:35' - 24/03/2019
Việc phân bổ hoạt động của các tuyến buýt dọc lộ trình tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không đều, quá tập trung tại các nhà ga trên trục đường Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn phí vé 15 ngày đầu vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
19:51' - 19/03/2019
Trong 15 ngày đầu khai thác vận hành thương mại tuyến, toàn bộ hành khách sẽ được miễn phí.
-
Kinh tế tổng hợp
Gấp rút hoàn thiện đưa tuyến Cát Linh-Hà Đông vào khai thác
17:00' - 15/03/2019
Ngày 15/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể thị sát một số nhà ga, kiểm tra chất lượng các đoàn tàu và kết quả vận hành thử tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Căng thẳng thuế quan không cản được người Mỹ "săn" khuyến mãi
14:04'
Chi tiêu trực tuyến tại Mỹ tăng vọt lên mức 24,1 tỷ USD từ ngày 8 đến 11/7 – thời điểm được ví như “Black Friday mùa Hè” – khi các nhà bán lẻ lớn đồng loạt triển khai loạt chương trình khuyến mãi sâu.
-
Kinh tế tổng hợp
Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam
14:02'
Đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu tái cử giữ chức Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Chỉ thị 20: Phá điểm nghẽn, thiết lập kỷ cương môi trường
12:35'
Chỉ thị 20/CT-TTg yêu cầu toàn hệ thống chính trị vào cuộc khẩn trương, quyết liệt chống ô nhiễm môi trường, với lộ trình rõ ràng, trách nhiệm cụ thể và sự đồng thuận toàn dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Định đoạt ngôi vương Fifa Club World Cup: Khi Chelsea đụng PSG phiên bản hủy diệt
10:45'
Một trận chung kết trong mơ đang chờ đợi người hâm mộ tại FIFA Club World Cup 2025: PSG – cơn lốc hủy diệt đến từ Paris đối đầu Chelsea – “kẻ thách thức” không ngại bất kỳ giới hạn nào.
-
Kinh tế tổng hợp
Khi OCOP thổi hồn vào đặc sản Vĩnh Long
10:43'
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 13/7/2025
09:19'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/7, sáng mai 14/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Bắc Ninh: Cháy lớn tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu
08:43'
Khoảng 19 giờ 20 phút ngày 12/7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu tư nhân C.H, do ông N.V.C làm chủ, tại thôn Thanh Văn 1, xã Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh.
-
Kinh tế tổng hợp
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025: Đội Trung Quốc giành chức vô địch
08:37'
Tối 12/7, tại đêm Chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025, đội pháo hoa Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc) đã xuất sắc giành chức vô địch, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
-
Kinh tế tổng hợp
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận di sản thế giới
20:46' - 12/07/2025
UNESCO đã chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản thế giới.