Bộ Tài chính: Vẫn còn dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trước những diễn biến giá năng lượng và vật tư chiến lược trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng gây sức ép đến mặt bằng giá trong nước cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình thị trường, trong đó có giá dịch vụ giáo dục, sẽ tác động rất lớn đến mục tiêu kiểm soát cả năm 2022.
Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính chủ động tính toán, dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, đồng thời, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá. Trên cơ sở đó, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương để định hướng trong điều hành giá năm 2022. Trong những tháng đầu năm 2022, trước những biến động tăng giá các mặt hàng chiến lược, nhất là các mặt hàng năng lượng trên thị trường thế giới gây áp lực đối với lạm phát trong nước, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ quản lý ngành, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá các biện pháp điều hành, bình ổn giá để kiểm soát lạm phát mục tiêu cũng như các biện pháp quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Bộ Tài chính cho biết, ngay trong tháng 6/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 5079/BTC-QLG ngày 2/6/2022 gửi các bộ, ngành, địa phương đôn đốc đẩy mạnh triển khai quản lý, điều hành giá kiểm soát lạm phát. Bên canh đó, thực hiện các giải pháp tài khóa ngay từ những tháng đầu năm 2022 như giảm thuế VAT từ 10% xuống 2% một số hàng hóa, dịch vụ; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022 trực tiếp phần nào làm giảm áp lực lên mặt bằng giá cả, kiểm soát lạm phát trong 5 tháng và cả năm 2022. Để chủ động ứng phó với những thách thức trong điều hành giá những tháng cuối năm, Bộ Tài chính cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Theo đó, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung. Cùng với đó là theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát thế giới, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó đối với từng mặt hàng trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, bình ổn giá phù hợp. Đặc biệt, Bộ Tài chính nhấn mạnh, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá, Việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá./.- Từ khóa :
- bộ tài chính
- lạm phát
- giá cả
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Nhiệm vụ cấp bách là chống được lạm phát
12:50' - 02/06/2022
Trong phiên thảo luận sáng 2/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình làm rõ 3 nhóm vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.
-
Hàng hoá
Giá cả hàng hóa đua nhau tăng: Giải pháp nào để bình ổn thị trường?
16:22' - 16/03/2022
Theo các chuyên gia kinh tế, có hiện tượng “té nước theo mưa”, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát và bình ổn giá cả thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để điều hành, kiểm soát lạm phát
18:27' - 10/02/2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp, kiểm soát lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Nợ công - "quả bom nổ chậm" của không ít quốc gia
09:36' - 28/05/2025
Mức độ nợ công có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia, gây ra các vấn đề như cản trở tăng trưởng kinh tế, tăng lãi suất và giảm khả năng chi tiêu cho các chương trình quan trọng khác.
-
Tài chính
Cuộc chiến chống siêu lạm phát tại Argentina tiếp tục đạt kết quả
07:45' - 26/05/2025
Viện Thống kê và Điều tra dân số quốc gia Argentina (INDEC) cho biết lạm phát ở Argentina trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng 11,6%, sau khi giá cả tăng 2,8% trong tháng 4.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ không cắt giảm ngân sách 1.000 tỷ USD dành cho quân đội
10:28' - 25/05/2025
Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm, đồng thời nhấn mạnh không cắt giảm ngân sách quốc phòng 1.000 tỷ USD dành cho quân đội Mỹ.
-
Tài chính
Long An hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế
22:05' - 24/05/2025
Đoàn Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) vừa có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Long An.
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào quốc gia thành viên OECD cao kỷ lục
08:02' - 24/05/2025
Bộ Kinh tế Mexico hôm 22/5 cho biết nước này đã thu hút kỷ lục gần 21,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.