Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Ngân sách nhà nước bảo đảm đủ cho các nhiệm vụ chi
Phóng viên (PV): Thưa Bộ trưởng, hiện đang có một số thông tin dư luận hiểu lầm ngân sách cạn kiệt, xin Bộ trưởng lý giải rõ thêm về việc chuyển nguồn từ tiết kiệm chi thường xuyên sang dự phòng ngân sách nhà nước?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Ngân sách nhà nước không bao giờ cạn kiệt. Thu ngân sách năm 2021 được Quốc hội phê chuẩn là 1.343 nghìn tỷ đồng. Đến nay, đã thu đạt 77% dự toán và ngành tài chính phấn đấu đạt 100%; đồng thời, vẫn hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch. Tôi khẳng định ngân sách nhà nước bảo đảm đầy đủ cho các nhiệm vụ chi đã được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, khoản dự phòng ngân sách đã được sử dụng hết. Theo Luật Ngân sách, khoản dự phòng chiếm từ 2-4% tổng dự toán ngân sách. Năm 2021 được giao 17.500 tỷ đồng dự phòng ngân sách. Do sử dụng cho phòng chống dịch COVID-19 nên khoản dự phòng này đã hết.Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đã thực hiện tiết kiệm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ cần thiết khác.
Đến nay, các đơn vị đã tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên được khoảng 14.620 tỷ đồng. Do đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển khoản tiết kiệm này bổ sung nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021, cấp cho các bộ, cơ quan, địa phương phục vụ công tác phòng chống dịch hiệu quả nhất. Phóng viên: Vậy, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ các giải pháp về phòng chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như thế nào, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ các giải pháp về chuẩn bị nguồn kinh phí chống dịch. Đến nay, ngân sách đã chi 21.400 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch. Đồng thời, Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 đã được thành lập, vận động được gần 8.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ tham mưu một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Tổng số tiền dự kiến được hoãn, giãn nộp thuế ước tính khoảng 115.000 tỷ đồng và đến nay đã thực hiện 85.000 tỷ đồng. Bộ tham mưu áp dụng việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021 hỗ trợ ngành hàng không; cùng với các cơ quan tham mưu Chính phủ ban hành gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng với người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Đồng thời, Bộ cũng tham mưu về dự thảo nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền phạt chậm nộp... với tổng kinh phí dự kiến khoảng 21.300 tỷ đồng. Tổng giá trị của các khoản trên là khoảng 203.500 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan khác như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương có các chính sách hỗ trợ về cước viễn thông, tiền điện, lãi suất… với số tiền khoảng 40.000 tỷ đồng. Như vậy, có khoảng 250.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn do đại dịch. Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết rõ hơn về nguồn kinh phí cho phòng chống dịch năm 2022 sẽ được chuẩn bị như thế nào? Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội các giải pháp tăng cường tiết kiệm chi ngân sách, bảo đảm nhiệm vụ chi cho phòng chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người dân, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế nhanh chóng. Năm 2022, Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền bố trí một khoản ngân sách riêng cho công tác phòng chống dịch. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ Tài chính thông tin về tình hình ngân sách nhà nước đang bị hiểu sai
16:07' - 17/09/2021
Chiều 17/9, Bộ Tài chính cho biết tình hình ngân sách nhà nước đang bị dư luận hiểu sai do các cơ quan báo chí đưa thông tin không chuẩn xác.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp để dòng chảy ngân sách không bị ách tắc trong bối cảnh dịch bệnh
08:01' - 15/09/2021
Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc gia hạn, miễn, giảm thuế, phí và thu ngân sách cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ làm hụt thu những tháng cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
11:59' - 10/09/2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 01 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28'
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh hoàn tất áp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trước ngày 25/5
13:03' - 22/04/2025
Chi cục thuế Khu vực II đặt mục tiêu đến ngày 25/5/2025 sẽ cơ bản hoàn tất triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.