Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các địa phương cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế
Sáng 26/8, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021 vùng Trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng.
Hội nghị nhằm tập trung trao đổi, giải đáp khó khăn vướng mắc, kiến nghị của các địa phương về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2021-2025; đồng thời, đề xuất các giải pháp, chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác năm 2020.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các cấp, các ngành, địa phương trong cả nước đang triển khai quyết liệt các giải pháp đề ra để tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội và duy trì tăng trưởng năm 2020 trong điều kiện “ bình thường mới”.
Theo đó, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các địa phương cần đảm bảo sự nhất quán, kết nối, kế thừa và phát triển các thành tựu đạt được của giai đoạn 2016-2020; đồng thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ với tư duy, tầm nhìn chiến lược để đề ra chiến lược, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Bên cạnh đó, các địa phương cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cao nhất các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai; khai thác hiệu quả quỹ đất theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng những khu đất kém hiệu quả sang lĩnh vực hiệu quả hơn; kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư không triển khai, giao đất vượt nhu cầu.
“Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh các dự án đầu tư để hạn chế tối đa thất thu của ngân sách nhà nước và chống lãng phí…”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Đối với kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương cần xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải ngay từ kế hoạch đầu công năm 2021 và phù hợp khả năng cân đối nguồn vốn của ngân sách Trung ương của kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.
“Cần ưu tiên các dự án quy mô lớn, dự án động lực và có tác động lan tỏa tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương. Vốn ODA là nguồn vốn vay với lãi suất cao nên cần lựa chọn các dự án thật sự có ý nghĩa và thiết thực cho địa phương; kiên quyết không vay vốn ODA để triển khai các dự án mà có thể xã hội hóa hoặc có thể vay vốn trong nước để thực hiện, hạn chế tối đa gánh nặng trả nợ cho các thế hệ sau này…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 12/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của hội đồng nhân dân các tỉnh đề ra, còn 03 chỉ tiêu dự kiến chưa đạt mục tiêu là: Tốc độ tăng trưởng (GRDP), tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch.
Tỷ lệ giảm nghèo tuy vượt kế hoạch đề ra song là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.
Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, ông Đông cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt 3,74% , cao hơn mức bình quân của cả nước (1,81%); trong đó, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đạt 3,07%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của một số địa phương trong vùng tăng cao như Hải Phòng 12,8%, Quảng Ninh 7,8%, Hưng Yên 6,9, một số địa phương như: Vĩnh Phúc giảm 8,3%, Bắc Ninh giảm 4,5% so với cùng kỳ.
Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành. Mặc dù, các địa phương quan tâm, tập trung phát triển kinh tế xã hội nhưng do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 nên dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của vùng đều không đạt mục tiêu đề ra...
Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, tại hội nghị, đại diện UBND tỉnh Hà Giang kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sửa đổi bổ sung Quyết định 12/2017/QĐ-TTg về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, tỉnh Hà Giang đề xuất thay vì quy định cứng như hiện nay thì mỗi xã thuộc địa phương này cần được phân bổ bao nhiêu là phù hợp.
Với đặc thù của tỉnh Hà Giang, định mức phân bổ như hiện nay vẫn mang tính chất bình quân, còn dàn trải và chưa tạo được lợi thế của từng địa phương Do vậy, Bộ cần sớm có văn bản hướng dẫn để địa phương kịp thời có nội dung bám sát để cho trúng cho đúng, sát với tình hình thực hiện.
Đại diện UBND tỉnh Lào Cai cũng đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm giao nguồn vốn đầu tư công năm 2021 cũng như đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho địa phương để địa phương chủ động thực hiện.
Tỉnh Lào Cai đang phấn đấu phát triển khu vực vùng trung lưu miền núi phía Bắc, tỉnh mong muốn Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủng hộ hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương cho một số dự án mang tính trọng điểm của quốc gia tại địa phương cũng như liên quan đến đối tác nước bạn Trung Quốc ví dụ như: cảng Hàng không Sapa, Lào Cai sẽ mở thêm 1 cửa khẩu song phương với nước bạn Trung Quốc.
Tiếp theo hội nghị này, sẽ có hội nghị trực tuyến xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021với Vùng Miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
“Huy động đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đảm bảo hài hòa giữa nguồn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn với nguồn lực của các địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác…” cũng là một trong những nội dung về việc lập kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn tới được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
20:33' - 25/08/2020
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trả lời phóng viên về kế hoạch phục hồi kinh tế của khu vực ASEAN sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19
17:09' - 24/08/2020
Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN đã trình bày các khuyến nghị nhằm tăng sự phối hợp giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ASEAN trong ứng phó với các tác động của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam
18:49' - 20/08/2020
Cách Việt Nam đối phó với làn sóng COVID-19 đầu tiên đã mang lại cho mọi người rất nhiều niềm tin vào đất nước và điều đó sẽ càng đẩy nhanh quá trình khôi phục kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê cần bám sát diễn biến tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương
19:34' - 29/07/2020
Năm 2020 là năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam, đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đã và đang quay trở lại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang thu hút hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư, gấp 2 lần so với cùng kỳ
15:03'
Năm tháng đầu năm nay, tỉnh Bắc Giang thu hút gần 1,04 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, gấp 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó, cấp mới 21 dự án FDI, vốn đăng ký trên 952 triệu USD; điều chỉnh 11 dự án FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cử tri đánh giá thế nào về phần chất vấn hạ tầng giao thông?
15:00'
Cử tri tỉnh Hậu Giang đánh giá nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội và phần trả lời của Bộ trưởng Giao thông vận tải về hạ tầng giao thông thẳng thắn và đúng trọng tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 8/6, nhiều quy định mới về đăng kiểm chính thức có hiệu lực
14:26'
Ngày 8/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bộ các giải pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải
14:24'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong phiên chất vấn đã có 112 đại biểu Quốc hội đăng kí chất vấn, trong đó có 20 đại biểu đặt câu hỏi và 17 đại biểu tranh luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức giao thông đồng bộ giữa 2 đoạn tuyến Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Hòa Liên
14:05'
Bộ GTVT yêu cầu đánh giá phương án tổ chức giao thông đảm bảo tính đồng bộ giữa 2 đoạn tuyến Cam Lộ đi Hòa Liên, phù hợp thực tế lưu thông của phương tiện và nâng cao năng lực khai thác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không ghi nhận trường hợp sở hữu chéo trên hồ sơ, sổ sách
13:34'
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ tác động về vốn mà còn trong hoạt động như đầu tư, tín dụng nên rất nguy hiểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục những tồn tại trong công tác thanh tra hoạt động đăng kiểm
11:56'
Sáng 8/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng tiếp tục trả lời chất vấn tại Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030: Cơ hội tìm ra động lực mới để phát triển
11:15'
Quy hoạch tỉnh Hòa Bình có nội dung thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030...
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Giao thông vận tải: “Dư địa để giảm chi phí logistics còn rất nhiều”
10:51'
Sáng 8/6, Quốc hội tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải.