Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quy hoạch và liên kết vùng tốt sẽ tận dụng được tiềm năng, lợi thế sẵn có
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến "Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ" tổ chức sáng 14/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, vấn đề liên kết vùng, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương. Nếu làm tốt vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mặc dù trong điều kiện còn rất khó khăn, đặc biệt diễn biến của dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 8 tháng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du - miền núi Bắc Bộ đã đạt được những kết quả khả quan: các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duy trì trong bối cảnh chịu tác động mạnh từ dịch bệnh. Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước; trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất cả nước (như Hòa Bình 16,1%, Vĩnh Phúc 14,21%, Hải Phòng 13,52%, Sơn La 10,67%, Hà Nam 10,41%, Bắc Giang 10,2%, Lai Châu 10,08%,...). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 8 tháng của 2 vùng đạt 406,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,25% số thu cả nước; kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 108,62 tỷ USD, chiếm trên 50% cả nước; tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 36,1% cả nước; số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 30.360 doanh nghiệp, chiếm 37,2% cả nước. Một số địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang,… đã kiểm soát tốt dịch bệnh góp phần khôi phục đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.Để các địa phương tập trung tham luận, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số vấn đề mang tính gợi mở như: đề nghị các địa phương đánh giá toàn diện, phân tích các mặt được, chưa được và làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan và các giải pháp đối với tình hình triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư 8 tháng năm và ước thực hiện cả năm 2021; trong đó, đánh giá rõ việc dự kiến kết quả thực hiện chỉ tiêu GRDP của các địa phương trong năm 2021.
Bên cạnh đó, các địa phương kiến nghị các giải pháp đúng, chia sẻ cách làm hay để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và triển khai kế hoạch đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, đặc biệt là việc giải ngân trong 9 tháng và những tháng cuối năm 2021 trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị về công tác giải ngân vừa qua; đồng thời, tập trung vào việc khả năng thực hiện giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng phải đạt tối thiểu 60% kế hoạch đã được giao từ đầu năm. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng yêu cầu các địa phương dự kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022; trong đó, cần tập trung về công tác dự báo, đánh giá, phân tích tình hình, bối cảnh “bình thường mới”, nêu bật những vấn đề khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải đáp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ. Bên cạnh đó, các địa phương cần làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến từng lĩnh vực tại địa phương như về quy hoạch, đầu tư công, khắc phục các tác động của dịch bệnh COVID-19, các vấn đề về doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh, an sinh xã hội… Ngoài ra, các địa phương nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát; trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng. Đối với quy hoạch, đề nghị các địa phương nêu thêm các khó khăn, vướng mắc; đồng thời, kiến nghị đề xuất đối với việc triển khai công tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch có liên quan… Triển khai Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 23/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 3 Hội nghị trực tuyến với 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm 6 vùng kinh tế - xã hội trong cả nước với mục tiêu hướng dẫn, trao đổi với các địa phương để đánh giá những kết quả dự kiến đạt được trong năm 2021, những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện kế hoạch. Đồng thời trên cơ sở các kết quả đạt được để đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 nhằm đảm bảo tập trung, hiệu quả, nâng cao sự phối hợp, chia sẻ giữa các địa phương trong điều hành, xây dựng và triển khai kế hoạch, nhất là trong bối cảnh diễn biến của dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường. Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức họp trực tuyến với các địa phương. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ giải đáp những nội dung vướng mắc, khó khăn được các địa phương đề cập theo các nhóm vấn đề lớn để cùng với các địa phương xây dựng phương án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, góp phần tiến tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra…/.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Tăng trưởng kinh tế tiềm năng chỉ còn 2% do đại dịch
08:42' - 14/09/2021
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 13/9 cho biết đại dịch COVID-19 sẽ khiến mức tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc giai đoạn 2021-2022 "mất" 0,2 điểm phần trăm, chỉ còn 2%.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Tăng trưởng kinh tế của Mỹ chững lại
12:57' - 09/09/2021
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ chững lại trong tháng Bảy và tháng Tám, do tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu, cũng như những lo ngại về sự lây lan nhanh của biến thể Delta.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của EU trong làn sóng dịch mới
05:30' - 30/08/2021
Các phản ứng kinh tế mạnh mẽ trên toàn EU, cùng tỷ lệ tiêm chủng cao, đã giúp khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sôi động hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Goldman Sachs hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ quý III/2021
10:53' - 20/08/2021
Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý III/2021 từ 9% xuống 5,5% do ảnh hưởng của biến thể Delta.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.