Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải trình về vấn đề môi trường, nhiệt điện, thủy điện
Trước những băn khoăn, lo ngại của các đại biểu liên quan đến các dự án còn tồn đọng, theo Bộ trưởng, không chỉ 5 dự án gồm gang thép Thái Nguyên, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, nhiên liệu sinh học của Dung Quất, xơ sợi Đình Vũ tồn đọng mà còn nhiều dự án khác có nguy cơ tồn đọng, vì diễn ra trong quá trình dài, đồng thời có nhiều vướng mắc, thay đổi cả về bối cảnh và từng dự án.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã tổng hợp, đánh giá rà soát, kiểm tra một cách triệt để và toàn diện những tồn tại của các dự án này, như: thực trạng; quá trình điều hành; vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý, chủ đầu tư; xác định rõ các biện pháp, giải pháp thực hiện các dự án này theo nguyên tắc: Bảo vệ, giữ gìn lợi ích của Nhà nước, không thất thoát thêm vốn của Nhà nước, phù hợp với những nguyên tắc của kinh tế thị trường, hiệu quả mục tiêu đầu tư của dự án; xác định làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan để từ đó có biện pháp xem xét xử lý.
Thực tế thời gian quan cho thấy, một số dự án đã có sự tham gia của các bộ quản lý chủ quản cũng như quản lý và các cơ quan có liên quan, như: Sơ sợi Trình Vũ đã được Thanh tra Chính phủ vào cuộc và hiện nay đang trong giai đoạn chờ kết luận của Thủ tướng Chính phủ; các dự án Gang thép Thái Nguyên, đạm Ninh Bình, Bộ Công Thương đang cho thanh tra và sẽ báo cáo Thủ tướng về các biện pháp dứt điểm theo đúng 5 nguyên tắc chỉ đạo của Chính phủ. Bộ trưởng khẳng định liên quan các dự án tồn đọng này, thời gian tới cần làm rõ hơn nữa trong công tác quản lý những nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt cần làm rõ vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển thị trường, phát triển sản xuất, gắn với thị trường; xác định rõ những lĩnh vực tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác tiếp cận với cơ hội phát triển sản xuất cũng như cung ứng cho thị trường.Bên cạnh đó, qua các dự án này đã bộc lộ những sự khiếm khuyết trong quản lý Nhà nước, đặc biệt là khung pháp lý cũng như thể chế, vai trò trách nhiệm của các bộ, ngành về hiệu quả của nguồn vốn Nhà nước, quy trình, thủ tục đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước và xã hội; cần phải làm rõ cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn vốn trong các doanh nghiệp nhà nước thời gian tới.
Trách nhiệm của các bộ chủ quản, bộ chuyên ngành cần phải xem xét lại việc chấp hành, tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là khâu chất lượng của các dự án đầu tư; làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý của nhà nước, đặc biệt là những tồn tại, vi phạm pháp luật nhà nước trong hoạt động quản trị, điều hành các hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Liên quan đến việc phát triển năng lượng cũng như đảm bảo về vấn đề môi trường, nhiệt điện, thủy điện, Bộ trưởng Trần Anh Tuấn nêu rõ: Đây là lĩnh vực rất ưu tiên của ngành Công Thương và trên thực tế, đến năm 2025, các nguồn năng lượng điện, như: nhiệt điện than, thủy điện vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng, để đảm bảo cân đối cơ cấu cung cầu cho phát triển đất nước.Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan đã quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Phần lớn các dự án điện đều được thực hiện theo công nghệ của các nước tiên tiến nhưng nảy sinh vấn đề: tổng thầu và các nhà thầu không chấp hành hoặc không có điều kiện chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến thiết bị công nghệ đó; vì vậy đây là bài học cho các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư trong thực hiện pháp luật nhà nước về bảo vệ môi trường.
Trong giai đoạn tới, ngành điện sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để tiêu hao điện; đổi mới các công nghệ sử dụng điện - đây cũng là nội dung cơ bản trong tái cơ cấu kinh tế, nhất là các ngành kinh tế sử dụng điện tăng cao.
Đối với lĩnh vực thủy điện, Bộ trưởng khẳng định đây là lĩnh vực được Bộ Công Thương rất quan tâm, thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước để đảm bảo lợi ích của nhân dân cũng như phát triển hài hòa của xã hội, nhất là ở những vùng bị tác động.
Thực tế, các dự án di dân tái định cư ở Sơn La, Lai Châu cũng như các thủy điện lớn tác động đến các vùng dân cư đều là những dự án ưu tiên của nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương phối hợp thực hiện tại các địa phương theo Nghị quyết 62 của Quốc hội. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã báo cáo đầy đủ các nội dung chi tiết liên quan đến công tác này.
Sau phần trả lời của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị Bộ Công Thương cần sớm lập danh mục các dự án này, có sự kiểm soát chặt chẽ bởi sự thất thoát, thua lỗ từ các dự án này sẽ làm tiêu tốn ngân sách Nhà nước, làm ảnh hưởng đến kinh phí hỗ trợ đồng bào thuộc diện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề: Vừa qua, thực hiện quy định về việc bỏ thuế giá trị gia tăng cho một số ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, phân bón, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; từ đó "đánh" vào chi phí sản xuất, dẫn đến hệ quả: những doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng trên không bị ảnh hưởng gì trong khi những người đầu tư, tạo ra công ăn việc làm, sản xuất trong nước lại bị thiệt thòi.Tháng 5/2015, khi sửa đổi Luật giá trị gia tăng, Bộ Công Thương, Tổng cục Thuế, Hiệp hội phân bón, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi đã có kiến nghị về vấn đề này nhưng không được chấp nhận.
Tương tự, ngành cơ khí cũng phản ánh khi tổ chức sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí máy móc cơ khí trong nước, các nguyên vật liệu, sắt thép, linh kiện đầu vào chịu thuế nhập khẩu nhưng khi nhập khẩu nguyên chiếc, thiết bị đồng bộ thì thuế nhập khẩu bằng 0.
Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất trong nước, cạnh tranh với nước ngoài. Theo lộ trình, đến năm 2018, Việt Nam sẽ thực hiện quá trình nhập khẩu ôtô bằng 0, vì vậy, nếu để các doanh nghiệp lắp ráp cơ khí nói chung, ngành điện tử ô tô phải tự đứng ra bươn trải, cuối cùng chỉ còn một giải pháp là phá sản, để hàng nhập khẩu tràn vào một cách tự do.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cũng đề nghị Bộ trưởng cần làm rõ các các vấn đề: việc tích nước, xả lũ của các công trình thủy điện chưa đúng quy định; đặc biệt là việc vận hành, xả lũ của các công trình thủy điện tại miền Trung có đúng quy trình, có đúng pháp luật không? Đồng thời đề nghị sự quan tâm, chủ trương, điều hành của Bộ Công Thương phải đáp ứng được đời sống của người dân ở vùng thủy điện./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV: Nhiều nút thắt cần gỡ trong tái cơ cấu nông nghiệp
21:19' - 02/11/2016
Ngành nông nghiệp hiện vẫn phụ thuộc vào quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, do đó năng suất lao động và đời sống nông dân vẫn khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV: Xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm an toàn cháy nổ
16:39' - 02/11/2016
Bên lề kỳ họp thứ 2, sáng 2/11, các đại biểu Quốc hội đã có những đánh giá, khuyến nghị về công tác phòng cháy, chữa cháy, cũng như nâng cao ý thức người dân về an toàn cháy nổ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
15:32' - 02/11/2016
Nội dung Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội trường trong phiên họp sáng ngày 2/11 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ xử lý vi phạm hành chính về an toàn đập
16:24' - 01/11/2016
Bộ Công Thương vừa tổng hợp và hoàn chỉnh báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ về việc Thủy điện Hố Hô xả lũ vừa qua tác động thêm ngập lụt ở khu vực hạ du.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra hoạt động của Vinastas
15:51' - 24/10/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo lập đoàn kiểm tra hoạt động của Vinastas.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50'
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23'
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07'
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29'
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38'
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Bắc Ninh kiểm tra thực tế các dự án chậm triển khai
15:55'
Ngày 8/4, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi kiểm tra hiện trạng 2 dự án đầu tư đang gặp nhiều khó khăn để tìm giải pháp gỡ vướng, thúc đẩy việc triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát tàu cá có nguy cơ vi phạm "thẻ vàng" IUU
15:49'
Tỉnh Sóc Trăng đang tập trung rà soát các tàu cá có nguy cơ vi phạm thẻ vàng IUU kịp thời nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các tàu mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ
13:59'
Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
12:58'
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm khu vực trung tâm của tỉnh.