Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng vượt xa hạn mức ban đầu do dịch COVID-19
Bộ Xây dựng cho biết, dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, thiết bị, máy thi công, nhân công xây dựng làm chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí thi công thực tế vượt xa hạn mức dự tính tại thời điểm đấu thầu và ký kết hợp đồng.
Từ cuối tháng 6 đến nay, với việc nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thi công các công trình xây dựng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, đa số các địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đều ban hành các văn bản dừng thi công. Đặc biệt, việc thực hiện giãn cách xã hội và ngừng thi công kéo dài tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và việc giải ngân vốn đầu tư công; ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách, điều chỉnh vốn đầu tư; kế hoạch đầu tư cho từng dự án để bảo đảm thực hiện chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trọng yếu phục vụ phát triển kinh tế. Hiện một số địa phương đã cho phép tiếp tục thi công một số công trình trọng điểm, cấp bách nhưng không có quy định riêng về điều kiện hoặc nguyên tắc xác định các công trình được phép tiếp tục thi công.Điều này cũng đang tạo ra những khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng. Theo đó, một số công trình xây dựng do các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành đầu tư xây dựng tại các địa phương phục vụ mục đích chống lũ trong mùa mưa bão cũng bị đình trệ.
Trong khi đó, tại một số tỉnh, thành phố có số ca nhiễm lớn, việc cung ứng vật liệu xây dựng, thiết bị không phải là các dịch vụ thiết yếu không thể vận chuyển đến công trường. Đặc biệt, một lượng lớn công nhân do tình hình dịch bệnh đã di chuyển về quê, còn các chuyên gia nước ngoài do yêu cầu về cách ly, hạn chế di chuyển cũng không sang Việt Nam được đã khiến cho ngành xây dựng thiếu nhân lực phục vụ thi công xây dựng công trình. Cùng đó, chi phí đầu tư xây dựng đang tăng cao do khó khăn về nguồn cung ứng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công, cũng như những chi phí phát sinh khác; thời gian thi công xây dựng công trình kéo dài, ảnh hướng đến tiến độ và hiệu quả của dự án.Đối với các hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói, việc không được điều chỉnh do biến động giá tang hoặc giảm hoặc không được thanh toán các chi phí phát sinh sẽ dẫn đến việc càng làm càng thua lỗ.Đặc biệt, việc xây dựng bệnh viện dã chiến theo lệnh khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công còn vướng mắc liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án khẩn cấp chưa quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện; thủ tục lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng và Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm giao tổ chức cá nhân thực hiện. Những tác động trên đã ảnh hưởng trực tiếp và có tác động lớn đến thực hiện các cam kết trong hợp đồng giữa các chủ thể, đặc biệt là các hợp đồng xây dựng sử dụng các nguồn vốn nhà nước như: phá vỡ tiến độ thực hiện hợp đồng; phát sinh nhiều chi phí và chi phí để thực hiện hợp đồng tăng cao. Để tháo gỡ các vướng mắc này và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình, Bộ Xây dựng đã khẩn trương nghiên cứu và ban hành Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 1/3/2021, hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn nêu trên có thể tham khảo và áp dụng cho các dịch bệnh truyền nhiễm khác.Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của tại TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các địa phương phía Nam chuẩn bị phương án thực hiện xây dựng các bệnh viện dã chiến, thiết lập các khu cách ly để phòng, chống dịch COVID-19; nghiên cứu, tham mưu đề xuất các giải pháp để duy trì các hoạt động xây dựng trên địa bàn địa phương được liên tục; nghiên cứu tham mưu, đề xuất các giải pháp bảo đảm việc cung ứng dịch vụ công ích đô thị, tránh gián đoạn; tổ chức kiểm tra trực tiếp và thường xuyên họp trực tuyến với các cơ quan liên quan để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.Bộ Xây dựng đã họp trực tuyến với TP. Hồ Chi Minh và các tỉnh phía Nam để giải đáp kịp thời các vướng mắc, khó khăn khi triển khai xây dựng bệnh viện dã chiến đồng thời phân công Cục công tác phía Nam kết hợp với các đơn vị của Bộ khảo sát trực tiếp tại TP. Hồ Chi Minh và các tỉnh phía Nam để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc tại hiện trường xây dựng công trình bệnh viện dã chiến và phụ trách trực tiếp phòng chống dịch tại Quận 6 và Quận 8.
Để đáp ứng yêu cầu tính cấp bách trong xây dựng bệnh viện dã chiến sử dụng vốn đầu tư công và đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được quy định tại các pháp luật khác nhau về đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng dự thảo Quy chế xây dựng Bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, hiện nay Bộ Xây dựng đã có văn bản số 3663/BXD-HTKT ngày 9/9/2021 đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ để xây dựng Nghị quyết Cơ chế đầu tư xây dựng công trình phục vụ phòng chống dịch COVID-19.Bộ đã Ban hành văn bản hướng dẫn số 3373/BXD-GĐ ngày 23/8/2021 tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng, đưa ra nguyên tắc để xác định các công trình được tiếp tục thi công xây dựng và phòng, chống dịch trên công trường xây dựng để triển khai áp dụng. Hướng dẫn duy trì dịch vụ sửa chữa hệ thống điện, nước trong nhà trong điều kiện tăng cường giãn cách xã hội. Bộ cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 do Bộ trưởng trực tiếp làm tổ trưởng, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan để có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Ngay trong tháng 10 này, Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực phía Nam đã được Bộ Xây dựng tổ chức trong Chương trình của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Xây dựng.Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng về việc bố trí nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội và phân bổ nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bộ Xây dựng gỡ khó cho doanh nghiệp và người dân tại phía Nam
17:50' - 22/10/2021
Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định sẽ chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất kinh doanh, nhanh chóng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
-
Bất động sản
Bộ Xây dựng đề xuất sửa 2 luật tác động lớn đến thị trường bất động sản
10:11' - 10/10/2021
Bộ Xây dựng đang đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản nhằm hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh bất động sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Xây dựng "thúc" giải ngân vốn đầu tư công tại các trường đào tạo
10:42' - 05/10/2021
Bộ Xây dựng yêu cầu các trường đào tạo trực thuộc hoàn thành những dự án đầu tư công chuyển tiếp từ năm 2020, khởi công năm 2021 và chuẩn bị đầu tư năm 2022 đã được giao vốn đợt 1 và 2 của năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa - Vũng Tàu: Bố trí thêm 150 tỷ đồng tiếp tục thi công dự án Tỉnh lộ 328
10:54'
Ngày 20/5, đại diện Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, dự án Tỉnh lộ 328 qua các xã của huyện Xuyên Mộc đã được bố trí thêm nguồn vốn 150 tỷ đồng và đã được tiếp tục thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đàm phán lần 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng
10:21'
Phiên đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22 tháng 5 năm 2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án giao thông trọng điểm tại Vũng Áng “dở dang” vì vướng mặt bằng
10:20'
Hiện nay tại khu kinh tế Vũng Áng có 2 dự án thi công đường giao thông đang gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”
10:05'
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận chế tài ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”
09:01'
Ngày 20/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; luật doanh nghiệp nhằm ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
20:23' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 243/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh, thành không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục
18:14' - 19/05/2025
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tỉnh, thành phố không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục, trạm, hạt ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh
16:48' - 19/05/2025
Nghị quyết số 68-NQ/TW càng sớm được thể chế hóa thành quy định của pháp luật và được áp dụng trong thực tế thì “lợi ích” mang lại cho xã hội, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp mới được hiện thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí phân cấp, phân quyền lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
16:34' - 19/05/2025
“Việc xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí trong phân cấp, phân quyền là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong các lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp và môi trường”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.