Bốn năm sau Brexit: Cán cân được-mất của người Anh và châu Âu
Vương quốc Anh đã chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1/2/2020, nhưng quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ không thay đổi cho đến ngày 1/1/2021.
Dù đã là nửa năm cuối của giai đoạn chuyển tiếp, nhưng quá trình đàm phán vẫn đang tiếp diễn. Brexit là một trong những sự kiện mang lại hậu quả sâu sắc dù rất chậm, với những hậu quả được mô tả sẽ “làm rung chuyển các mảng kiến tạo của địa chính trị thế giới”. Sau những ồn ào và giận dữ trong một số năm gần đây, giờ là lúc đưa ra những đánh giá đầu tiên về hậu quả thực sự của sự kiện.Bài học đầu tiên, có thể thấy người Anh không thực sự hối hận về quyết định của mình. Tất cả các cuộc thăm dò cho thấy 90% những người đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý sẽ đưa ra lựa chọn tương tự, cho dù ủng hộ hay chống Brexit. Một nhóm thiểu số nhỏ của mỗi bên đã thay đổi suy nghĩ, nhưng sự chuyển biến của hai bên gần như triệt tiêu lẫn nhau.Xu hướng hầu như ổn định kể từ mùa Hè năm 2017, theo John Curtice, chuyên gia khảo sát tại Đại học Strathclyde của Anh. Sự tiếc nuối nếu có là rất nhỏ và về cơ bản cho thấy rằng đảo quốc vẫn luôn bị chia rẽ như vậy. Bài học thứ hai, đó là sự thay đổi tình trạng người nhập cư. Nguồn gốc của người nhập cư đã bị đảo lộn. Số người nhập cư vào Anh từ châu Âu đang giảm mạnh, chỉ còn 50.000 người trong năm 2019, ít hơn bốn lần so với hồi năm 2016. Đặc biệt, người Ba Lan giờ đây có xu hướng rời khỏi Vương quốc Anh hơn là dừng chân tại đây. Bài học thứ ba, đó là Vương quốc Anh có vẻ nghèo hơn sau Brexit. Quan hệ thương mại giữa London và Brussels vẫn chưa thay đổi, nhưng đầu tư nước ngoài đã giảm do tình hình không chắc chắn. Các viện kinh tế khác nhau ước tính rằng nước Anh đã đánh mất khoảng 3 điểm phần trăm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 4 năm qua. Giờ đây, các mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa London và EU vẫn còn bỏ ngỏ. Bốn tuần đàm phán đã được lên kế hoạch vào tháng Bảy, nhưng không ai có thể tin chắc chắn về việc sẽ đạt thỏa thuận trước tháng Chín. Kịch bản không thỏa thuận dẫu không phải tình huống có khả năng cao nhất, nhưng sẽ không bị loại trừ.Tuy nhiên, điều kỳ lạ là vấn đề này dường như không còn quan trọng như xưa. Người Anh từ lâu đã từ bỏ hoàn toàn thương mại thông suốt với EU. Bây giờ họ đang tuyên bố các tiêu chuẩn và chính sách thương mại của riêng mình. Đây hoàn toàn là quyền của nước Anh, nhưng hậu quả logic là việc kiểm soát biên giới đối với hàng hóa sẽ không thể tránh khỏi. Các công ty sẽ phải thực hiện khai báo xuất nhập khẩu. Vấn đề duy nhất còn lại là liệu thuế quan hay hạn ngạch sẽ được đưa ra?Nhóm nghiên cứu đại học mang tên “Nước Anh trong một châu Âu thay đổi” ước tính rằng với phương án không có thỏa thuận, Vương quốc Anh sẽ mất 9 điểm phần trăm GDP trong 10 năm. Tuy nhiên, ngay cả khi có thỏa thuận thì con số hao hụt vẫn lên tới 6 điểm phần trăm.Sự khác biệt giữa hai kịch bản là không thể xem nhẹ, dù đó vẫn chưa phải điểm mấu chốt. Đòn giáng kinh tế cần thời gian để có thể lượng hóa, nhưng dần dần nhiều bộ phận của một số ngành công nghiệp sẽ bị phá nát hoặc buộc phải tái cơ cấu – đặc biệt là lĩnh vực sản xuất ô tô.Bài học cuối cùng, đó là Brexit trao cho EU cơ hội phát triển tự do hơn. Người Anh không còn có thể ngăn chặn tiến độ xây dựng Liên minh châu Âu. Cho đến năm ngoái, Anh vẫn phản đối đề xuất quỹ kích thích kinh tế trị giá 750 tỷ euro đang được thảo luận tại Brussels.Vương quốc Anh có lẽ sẽ là “người tiên phong” trong số những quốc gia muốn ngăn chặn sự tái phân phối ở cấp độ châu Âu. Khi Anh vắng mặt, bốn nước Hà Lan, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch sẽ mất đi một đồng minh mạnh.Tuy nhiên, những người ủng hộ châu Âu sẽ sai lầm khi vui mừng quá nhanh. Đầu tiên, quỹ kích thích chưa tồn tại và các cuộc tranh luận vẫn còn kéo dài. Tiếp đó, quỹ sẽ chỉ có thể được phân phối vào năm 2021, hoặc thậm chí vào năm 2022 và 2023, là rất muộn trong hoàn cảnh cuộc khủng hoảng hiện tại. Trong thời gian đó, Vương quốc Anh tất nhiên sẽ không được hưởng lợi từ quỹ kích thích kinh tế, nhưng sẽ được tự do thực hiện chính sách ngân sách và kinh tế mà họ muốn./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Nước Anh chi 3 tỷ bảng để “xanh hóa” nhà ở
09:22' - 08/07/2020
Bộ Tài chính Anh sẽ sớm công bố một ngân sách quy mô nhỏ để khởi động lại nền kinh tế hậu COVID-19, với khoản đầu tư “xanh” trị giá 3 tỷ bảng (3,7 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẵn sàng rời EU theo những điều khoản tương tự của Australia
08:21' - 08/07/2020
Đây là tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra ngày 7/7 trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Angela Merkel.
-
Tài chính
Bộ Tài chính Anh có kế hoạch điều chỉnh các mức thuế
16:06' - 06/07/2020
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak có kế hoạch tăng ngưỡng chịu thuế bất động sản lên 500.000 bảng (623.700 USD) và tạm thời cắt giảm thuế VAT trong ngành khách sạn.
-
Kinh tế Thế giới
Vẫn còn bất đồng lớn trong đàm phán Anh-EU hậu Brexit
21:24' - 02/07/2020
Ngày 2/7, Anh và EU đều thừa nhận vẫn tồn tại những bất đồng lớn trong bối cảnh hai bên đang tiến hành vòng đàm phán mới kéo dài 5 tuần về một thỏa thuận thượng mại tự do hậu Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trừng phạt quy mô lớn với lĩnh vực năng lượng của Nga
08:20'
Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/1 đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu và 2 tập đoàn dầu khí lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hopper: Giá vé máy bay quốc tế có thể giảm trong năm 2025
19:44' - 10/01/2025
Theo dữ liệu được công bố trong tuần này từ Hopper, giá vé các chuyến bay đường dài sẽ rẻ hơn so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
EU nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga
19:27' - 10/01/2025
Dữ liệu của Rystad Energy cho thấy các tàu vận chuyển LNG đã chở 17,8 triệu tấn khí từ Nga cập cảng châu Âu trong năm 2024, tăng 2 triệu tấn so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và Lào nhất trí nâng kim ngạch xuất nhập khẩu lên 5 tỷ USD
13:05' - 10/01/2025
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, hai bên nhất trí phấn đấu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước lên 5 tỷ USD trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
10:50' - 10/01/2025
Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
CES 2025: Các “đại gia” công nghệ tăng cường hợp tác phát triển những giải pháp AI
10:48' - 10/01/2025
SK hynix (Hàn Quốc) đã hợp tác với công ty viễn thông SK Telecom và công ty điện toán trí tuệ nhân tạo (AI) Penguin Solutions (Mỹ) để tiến hành nghiên cứu chung, trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc xác định điện hạt nhân là nguồn năng lượng chính
10:47' - 10/01/2025
Hàn Quốc đang lựa chọn năng lượng hạt nhân làm nguồn năng lượng chính và đang tập trung nỗ lực vào việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào dự lễ khởi công Công viên Hữu nghị Lào - Việt Nam
10:32' - 10/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone dự Lễ khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Vốn đầu tư Trung Quốc đổ vào các nền tảng thương mại điện tử Hàn Quốc
10:17' - 10/01/2025
Vốn Trung Quốc đang nhanh chóng chảy vào thương mại điện tử Hàn Quốc, từ các nền tảng chuyên biệt đến những tập đoàn bán lẻ lớn.