Brexit: EU muốn nước Anh làm rõ quan điểm về mô hình kinh tế trong tương lai
Câu hỏi đó là liệu nước Anh muốn xóa bỏ những quy định và đi theo mô hình kinh tế-xã hội của Mỹ hay tiếp tục duy trì xu thế chủ đạo của châu Âu.
Tờ The Guardian dẫn lời ông Barnier cho biết khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross kêu gọi nước Anh hãy đi con đường khác với Liên minh châu Âu (EU) để hội nhập tốt hơn với những nước khác, hướng tới việc giảm bớt những quy định đối với vấn đề môi trường, vệ sinh, thực phẩm, và có thể là cả các vấn đề tài chính, ngân sách và xã hội, ông Barnier đã đặt câu hỏi rằng: sau khi Vương quốc Anh lựa chọn rời khỏi EU, liệu nước này có định từ bỏ cả mô hình của châu Âu hay không?Những khuôn khổ pháp lý của EU đã đem lại cho liên minh những sự lựa chọn cơ bản như nền kinh tế thị trường xã hội, chăm sóc sức khỏe, an ninh lương thực, quy định tài chính công bằng và hiệu quả…, và ông Barnier cho rằng nước Anh cần quyết định xem họ có muốn gắn bó với mô hình này của châu Âu nữa hay không.Câu trả lời của London rất quan trọng bởi nó sẽ định hướng cho những cuộc thảo luận về tương lai mối quan hệ giữa nước Anh và EU cũng như các điều kiện để thực hiện quá trình rời bỏ EU của quốc gia này.
Trong chuyến thăm nước Anh, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Ross cho biết ông hy vọng những bước đi đầu tiên trong thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ sẽ thu được kết quả, nhưng ông cũng muốn Chính phủ Anh lược bớt những quy định mà ông cho rằng không dựa trên nền tảng khoa học, chẳng hạn như việc cấm nhập khẩu thịt gà có sử dụng chất khử trùng có chlorine trong quá trình xử lý/chế biến của Mỹ.Ông Ross coi EU là những nước theo chủ nghĩa bảo hộ khi không đồng ý nhập khẩu mặt hàng này vào thị trường châu Âu.
Ông Barnier đưa ra những nhận xét trên trong bối cảnh các cuộc đàm phán Brexit giữa nước Anh và EU đã được nối lại mà không có sự tham gia của trưởng đoàn hai bên. Ông Barnier cho biết EU sẽ không cho phép nước Anh giảm bớt những quy định hiện hành của EU và cho rằng sẽ không có mối quan hệ thương mại gần gũi nếu không có sân chơi bình đẳng.Ông Barnier cũng nhấn mạnh đã đến lúc nước Anh phải công bố rõ ràng con số mà nước này sẵn sàng chi trả trong “hóa đơn ly dị” mà EU ước tính là 60 tỷ euro.
Đức hiện đang dẫn dắt 27 nước thành viên EU trong việc kêu gọi đoàn đàm phán của liên minh có lập trường cứng rắn hơn nữa trong các cuộc đàm phán Brexit. Điều này đẩy Chính phủ nước Anh vào thế khó khi mà London không thể đàm phán về tương lai mối quan hệ với EU nếu như họ không đưa ra một con số cụ thể về vấn đề thanh toán hóa đơn Brexit trong vài tuần tới.Tại cuộc họp của các đại sứ diễn ra tối 8/11, 27 nước thành viên EU bày tỏ sự "thất vọng và ngạc nhiên" khi chính phủ của Thủ tướng May không đưa ra được quan điểm cụ thể của nước này về cam kết đóng góp cho ngân sách EU một khi London rời “mái nhà chung”.Một quan chức ngoại giao cao cấp của EU cũng cho biết ông Barnier đang chịu sức ép bởi một số nước thành viên mong muốn đàm phán thận trọng để không bị "bơi trong lưới của nước Anh".
Trong khi đó, phía Anh khăng khăng cho rằng ít nhất hai bên phải đàm phán nhằm đạt được một số thỏa thuận tương lai tại giai đoạn này để mở đường cho các vấn đề then chốt khác, như quyền của các công dân châu Âu sinh sống và làm việc tại nước Anh, vấn đề thanh toán hóa đơn Brexit và biên giới tương lai giữa Cộng hòa Ireland với khu vực Bắc Ireland của nước Anh.Nước Anh cũng đang xúc tiến các cuộc đàm phán song phương với các nước thành viên EU về quyền bỏ phiếu của các công dân Anh tại những nước họ chọn làm nơi cư trú vĩnh viễn, bao gồm cả quyền bỏ phiếu về các vấn đề của nước sở tại và của châu Âu.Mặc dù các cuộc thảo luận trên thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia, song Ủy ban châu Âu hiện đang ngăn chặn các cuộc đàm phán song phương về vấn đề này, theo nguồn tin từ Chính phủ nước Anh.
Về phía mình, Ủy ban châu Âu (EC) bác bỏ ý kiến cho rằng họ đang ngăn không cho nước Anh thảo luận các quyền bỏ phiếu với những nước thành viên, tuy nhiên, ủy ban cũng nói rõ về quyền hạn của họ đối với vấn đề này.
Trong bối cảnh các vòng đàm phán Brexit giữa nước Anh và EU đang diễn ra, EC dự báo Vương quốc Anh sẽ là nước ở nhóm có nhịp độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong số các nước thành viên EU khi nước này rời EU vào năm 2019.Theo dự báo do EC đưa ra, kinh tế Anh sẽ tăng trưởng 1,1% vào năm 2019, chỉ hơn Italy chút, trong khi nhịp độ của các nước Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là 1,9%. Dự đoán này dựa trên giả định quan hệ Anh - EU vẫn duy trì nguyên trạng như hiện nay sau ngày nước Anh rời EU 3/2019, nhưng có tính đến yếu tố bất ổn trong kinh doanh dẫn đến đầu tư giảm sút./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh cam kết ủng hộ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với EU
08:34' - 14/11/2017
Bất chấp những căng thẳng liên quan đến sự bế tắc trong đàm phán Brexit, Anh khẳng định tiếp tục ủng hộ quá trình thúc đẩy hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với EU.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Anh sẽ được quyền bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cuối cùng về Brexit
08:11' - 14/11/2017
Theo Bộ trưởng phụ trách đàm phán các vấn đề Brexit của Anh David Davis, quốc hội Anh sẽ có quyền xem xét, sửa đổi và bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cuối cùng về việc Anh rời EU.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh đối mặt khó khăn trong tiến trình Brexit
10:12' - 13/11/2017
Thủ tướng Theresa May sẽ phải dồn sức cho việc thúc đẩy Dự luật (rút khỏi) Liên minh châu Âu (EU) được thông qua tại Hạ viện Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Trưởng đoàn đàm phán EU chuẩn bị cho phương án thất bại
19:59' - 12/11/2017
Trưởng đoàn đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) bên phía EU Michel Barnier ngày 12/11 cho biết đang lên kế hoạch khẩn cấp nhằm chuẩn bị cho khả năng các cuộc đàm phán Brexit thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Nội các Anh mâu thuẫn về kế hoạch luật hóa thời điểm rút khỏi EU
11:15' - 11/11/2017
Trong bài viết đăng trên tờ Telegraph, Thủ tướng Anh đã cảnh báo sẽ không chấp nhận những ý đồ nhằm “ngừng lại hoặc trì hoãn” Brexit bằng cách ngăn chặn dự luật nói trên được thông qua tại Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.