Brexit: Nước Anh có đang cố tình "nghi binh" ?
Đây là nhận định được đăng trên báo La Libre của Bỉ mới đây trong bài phân tích của tác giả Fabian Zuleeg - Giám đốc Trung tâm Chính sách châu Âu (EPC).
Phải đến tận tuần vừa qua, phía Anh mới công bố một vài quan điểm bằng văn bản, và trên thực tế họ chủ yếu nói về tương lai mối quan hệ Anh-EU chứ không phải về các điều khoản cụ thể của cuộc "ly hôn" như trông đợi của EU.
Một số người cho rằng phía Anh đang cố tình "nghi binh" để không phải "ngả bài" quá nhanh. Tuy nhiên, theo tác giả Fabian Zuleeg, thực ra nguyên nhân của vấn đề liên quan đến tình hình chính trị nội bộ của Anh.
Mặc dù EU nói rằng thời gian đang rất gấp, song liệu Anh có ý thức được điều đó hay không? Tác giả Fabian Zuleeg cho rằng Chính phủ Anh đang thăm dò những kịch bản có thể chấp nhận được đối với cử tri nước họ cũng như đối với các phe phái khác nhau trong liên minh cầm quyền.
Ví dụ, người Anh không thống nhất được về số tiền phải trả cho EU và cũng chưa thể xác định có đạt được một số quyền tiếp cận thị trường châu Âu hay không. Đây không hẳn là chiến lược nhằm cố gắng để đạt được nhiều nhất có thể trong các cuộc đàm phán, mà có vẻ như chính phủ Anh đang gặp một tình huống khó khăn và tế nhị.
Tuần này, các nhà đàm phán của Anh sẽ trình bày vấn đề thanh toán tài chính và vẫn chưa thể cung cấp cho châu Âu được một văn bản viết.
Trên góc độ chiến lược đàm phán, đó là một động thái bị cho là không mang tính xây dựng. EU đã cảnh báo rằng họ sẽ không đề cập đến mối quan hệ tương lai đối với Anh trước khi đạt tiến bộ đầy đủ về các điều khoản của cuộc "ly hôn" theo điều 50 Hiệp ước Lisbon.
Tuy nhiên, theo đảng Bảo thủ Anh, đây là vấn đề đang gây chia rẽ bên trong nước Anh. Tại Anh, những người ủng hộ một Brexit "cứng" ngả theo quan điểm cho rằng Anh không phải trả một đồng nào cho EU vì sự ra đi của họ.
Một số khác cho rằng Anh có trách nhiệm tất toán các tài khoản để có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với EU. Số còn lại ủng hộ phương án Anh sẽ chỉ trả một khoản tiền nhỏ hơn nhiều so với mức EU yêu cầu.
Từ chối đàm phán về tương lai quan hệ với Anh khi các điều khoản Brexit chưa rõ ràng, liệu EU có tỏ ra quá cứng rắn hay không? Thực ra lập trường của EU không quá chặt như nhiều người nhận xét. Ví dụ, khi nói về tiến trình hòa bình Bắc Ireland, đương nhiên các bên cần tính đến chế độ hải quan sẽ được áp dụng như thế nào tại biên giới giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland.
Khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến Điều 50, nhiều người nghĩ ngay đến giai đoạn chuyển tiếp trước khi hình thành một mối quan hệ mới giữa EU và London.
Trên thực tế, phía Anh là người ra đi, vậy về mặt logic, nước Anh phải là bên đề xuất giải pháp cho các vấn đề do cuộc "ly hôn" theo yêu cầu của nước này đặt ra.
Vậy mà các động thái hiện nay của phía Anh cho thấy họ chưa đưa ra được những luận điểm để các cuộc đàm phán về Điều 50 thực sự bắt đầu, thậm chí vẫn còn quá ít để có thể bàn bạc về mối quan hệ trong tương lai với EU.
Với tình trạng tiến độ đàm phán bị kéo chậm lại như hiện nay, các cuộc đàm phán Brexit có thể bị kéo dài quá thời hạn dự kiến là ngày 29/3/2019. Nếu người Anh không sẵn sàng đưa ra các thỏa hiệp, có nguy cơ họ sẽ không đạt được một thỏa thuận.
Hẳn nhiên đây không phải là kịch bản lý tưởng với EU, nhưng nhiều khả năng nó sẽ là thảm họa đối với nước Anh. Ngày mà nước Anh chính thức rời khỏi EU sẽ có những vấn đề nghiêm trọng diễn ra tại các đường biên giới, hàng hóa lưu thông khó khăn, sẽ xảy ra những tranh chấp trong khi hành lang pháp lý vô cùng bấp bênh.
Các giải pháp hợp lý nhất đối với cả 2 bên sẽ là đạt được một thỏa thuận về điều khoản Brexit và sau đó xác định một khoảng thời gian chuyển tiếp, trong thời gian đó EU và London tiếp tục thương lượng để định hình mối quan hệ tương lai.
Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng EU không thể "hy sinh" các nguyên tắc của mình vì một đất nước sẽ sớm rời khỏi liên minh này.
Nếu nước Anh muốn đạt được một giai đoạn chuyển tiếp thì trong thời gian đó, họ sẽ phải chấp nhận những quy tắc cùng các nghĩa vụ như hiện tại.
Và nếu 2 bên có kế hoạch mở rộng các cuộc đàm phán về mặt kỹ thuật để đạt một thỏa thuận về một giai đoạn chuyển tiếp thì điều quan trọng vẫn là phía Anh phải đưa ra quan điểm rõ ràng. Tuy nhiên, nước Anh dường như còn loanh quanh chưa thể xác định được hướng họ muốn đi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh khẳng định không nhượng bộ về "hóa đơn Brexit"
16:27' - 01/09/2017
Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox ngày 1/9 tuyên bố London sẽ không nhượng bộ chấp thuận mức bồi thường hiện nay theo đề xuất của EU để rời khỏi liên minh này, hay còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều thách thức trong vòng đàm phán thứ ba về Brexit giữa Anh và EU
10:56' - 29/08/2017
Vòng đàm phán thứ ba về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đã chính thức bắt đầu chiều 28/8 và kéo dài đến 31/8,.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit có thể đưa Frankfurt trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
20:37' - 25/08/2017
Sự di chuyển ồ ạt của các ngân hàng đóng trụ sở tại nước Anh do Brexit có thể đưa “thủ phủ ngân hàng” của Đức này trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh duy trì lập trường về nghĩa vụ tài chính
17:25' - 25/08/2017
Ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Anh khẳng định quốc gia này kiên quyết không chi trả "hóa đơn ly hôn" với Liên minh châu Âu (EU) dù chỉ hơn hay kém một xu so với tính toán của chính phủ nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Lao động EU đang rời khỏi Anh do lo ngại Brexit
10:13' - 24/08/2017
Công nhân EU đang lao động tại Anh đang có ý định rời khỏi "Xứ sở sương mù" do không chắc chắn về tương lai Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Brexit: Anh đưa quan điểm mềm dẻo hơn về Tòa công lý châu Âu
09:47' - 24/08/2017
Liên quan đến thẩm quyền của Tòa công lý châu Âu (ECJ), ngày 23/8, Anh công bố đề xuất hình thức trọng tài trong đó ECJ vẫn có tiếng nói trong giải quyết tranh chấp giữa Brussels và London.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.