Nhiều thách thức trong vòng đàm phán thứ ba về Brexit giữa Anh và EU
Vòng đàm phán thứ ba về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đã chính thức bắt đầu chiều 28/8 và kéo dài đến 31/8, với việc khởi động của hai trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier và phía Anh David Davis.
Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier cho biết EU đã tiếp nhận và xem xét rất cẩn thận những hồ sơ được Chính phủ Anh cung cấp. EU mong muốn hiểu rõ tất cả quan điểm của Anh trên các vấn đề còn mâu thuẫn.Ông Barnier khẳng định, đây là điều cần thiết để đạt được tiến bộ trong tiến trình đàm phán, đồng thời cho rằng hai bên cần phải bắt đầu thương lượng một cách nghiêm túc và EU cần hồ sơ của Anh để tiến hành đàm phàn một cách xây dựng.
Theo Trưởng đoàn đàm phán của EU, việc hai bên càng giải quyết sớm những vấn đề còn mập mờ thì càng có nhiều thời gian hơn để thảo luận về mối quan hệ trong tương lai cũng như giai đoạn chuyển tiếp.
Hội đồng châu Âu đã đưa ra phương hướng rõ ràng về các bước đàm phán và tương lai quan hệ hai bên.
Về phần mình, Trưởng đoàn đàm phán Anh Davis cho biết London đã công bố quan điểm của mình trên nhiều vấn đề quan trọng.Phía Anh muốn tiến hành các cuộc thảo luận kỹ thuật về tất cả các vấn đề liên quan đến "cuộc ly dị".
Người Anh muốn chốt lại những điểm đã thống nhất và thảo luận thêm về những nội dung còn khúc mắc để có thể đạt được tiến bộ ngay trong tuần đàm phán này.
Nước Anh muốn đạt thỏa thuận mang lại lợi ích tối đa cho cả hai phía, và ông Davis nhấn mạnh để đạt được điều này thì cả hai bên cần tỏ ra linh hoạt và mềm dẻo trong đàm phán.
Theo lịch trình của vòng đàm phán lần này, EU chờ đợi các cuộc thảo luận về vấn đề tất toán các tài khoản khi Anh rời khỏi EU, bắt đầu bằng nội dung trình bày của Anh về những phân tích về mặt pháp lý của phía Anh về khoản tiền mà họ có nghĩa vụ phải trả.Phía EU đã đưa ra các nguyên tắc về nghĩa vụ thanh toán tài chính của Anh từ hồi tháng Năm.
Các nhà đàm phán sẽ thảo luận về các tài sản nợ của Ngân hàng Đầu tư châu Âu cũng như các yếu tố khác không thuộc phạm vi quản lý của ngân sách châu Âu như các khoản đóng góp của Anh vào Quỹ Phát triển châu Âu.
EU cũng mong muốn nhóm đàm phán của Anh đưa ra được phương thức tính toán của họ để xác định các khoản mà Anh có nghĩa vụ thanh toán - điều mà đến nay nước này vẫn từ chối.
Theo chương trình dự kiến, hai bên sẽ dành ra ba phiên để thảo luận về các vấn đề tài chính.
Điểm khác biệt chính hiện nay giữa hai bên trong quá trình đàm phán liên quan đến một số vấn đề về tính hiệu lực trực tiếp và việc thực hiện luật pháp EU tại Anh.Một điểm còn bất đồng khác trong quá trình đàm phán bao gồm việc áp dụng luật nhập cư của Anh cho những thành viên của gia đình công dân châu Âu sinh sống tại Anh.
Đối với vấn đề này, EU muốn giữ các quyền của các thành viên tương lai của gia đình dựa trên luật của EU. Còn phía Anh muốn mọi công dân phải được áp dụng một quy chế do nước Anh thiết lập, nhưng EU đang tìm cách thay đổi quan điểm này.
EU cũng mong muốn tìm được đồng thuận về việc hợp tác về an sinh xã hội, quy chế của người lao động và việc chấp nhận trình độ chuyên môn.
Liên quan đến vấn đề đường biên giới, EU mong muốn có các thông tin chính thức và chi tiết hơn về cách mà EU có thể bảo toàn được sự hợp tác Bắc-Nam tại Ireland, với việc bảo vệ Thỏa thuận ngày thứ 6 - hiệp định ký năm 1998 và vùng tự do đi lại chung.EU muốn đạt được một sự dàn xếp chính trị dựa vào đó Anh chấp nhận trách nhiệm về những hệ quả trên đảo Ireland do quyết định rời khỏi EU của mình.
27 nước thành viên cho biết không ràng buộc giữa tiến trình hòa bình và các mối quan hệ thương mại tương lai.
Ngoài các vấn đề nêu trên, các phiên thảo luận cũng sẽ tập trung vào các chương trình năng lượng hạt nhân của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom).- Từ khóa :
- brexit
- anh
- nước anh
- vương quốc anh
- eu
- anh rời eu
- đàm phán
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Anh nỗ lực tìm kiếm hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản
09:29' - 29/08/2017
Văn phòng Thủ tướng Vương quốc Anh cho biết Thủ tướng Theresa May sẽ có chuyến thăm chính thức Nhật Bản ba ngày, từ 30/8 đến 1/9 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước thời hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit có thể đưa Frankfurt trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
20:37' - 25/08/2017
Sự di chuyển ồ ạt của các ngân hàng đóng trụ sở tại nước Anh do Brexit có thể đưa “thủ phủ ngân hàng” của Đức này trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh duy trì lập trường về nghĩa vụ tài chính
17:25' - 25/08/2017
Ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Anh khẳng định quốc gia này kiên quyết không chi trả "hóa đơn ly hôn" với Liên minh châu Âu (EU) dù chỉ hơn hay kém một xu so với tính toán của chính phủ nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Brexit: Anh đưa quan điểm mềm dẻo hơn về Tòa công lý châu Âu
09:47' - 24/08/2017
Liên quan đến thẩm quyền của Tòa công lý châu Âu (ECJ), ngày 23/8, Anh công bố đề xuất hình thức trọng tài trong đó ECJ vẫn có tiếng nói trong giải quyết tranh chấp giữa Brussels và London.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.