Brexit và những rủi ro bủa vây kinh tế châu Âu
Ngày 23/6 tới đây, tại Vương quốc Anh sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về về tư cách thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU). Tại đó, người dân Anh sẽ dùng lá phiếu của họ để quyết định việc Anh ra đi hay ở lại EU.
Trước nguy cơ Anh rời EUcùng với nhiều rủi ro khác đe dọa kinh tế châu Âu như khủng bố hay những thay đổi khó lường của cuộc khủng hoảng di cư, kinh tế châu Âu đang và sẽ diễn biến theo hướng nào.
Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn PGS.TS. Đặng Hoàng Linh, chuyên gia kinh tế đối ngoại, Học viện Ngoại giao.
BNEWS: Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là biểu tượng của hòa bình, thịnh vượng, tự do và đoàn kết. Biểu tượng này đang bị đe dọa bởi những yếu tố nào?
Ông Đặng Hoàng Linh: Liên minh châu Âu (EU) đang gặp nhiều khó khăn trầm trọng, đó là những vấn đề liên quan đến khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng nợ công, khủng hoảng di cư và khủng bố không còn là nguy cư tiềm tàng mà đã trở thành hiện thực, xảy ra ở ngay trái tim của châu Âu là thủ đô Paris (Pháp).
Ngoài ra còn có những vấn đề mà châu Âu gặp phải, đó là những toan tính thiệt hơn của các thành viên EU. Ðiều này de dọa đến sự đoàn kết và thống nhất nội khối trong việc đưa ra quyết sách khi xử lý các vấn đề chung của toàn khối.
BNEWS: Trong những vấn đề mà ông vừa kể ở trên, nếu kịch bản Vương quốc Anh rời khỏi EU xảy ra, EU sẽ ngay lập tức gánh hậu quả gì về kinh tế và nước nào trong EU chịu thiệt hại nhiều hơn?
Ông Đặng Hoàng Linh: Có nhiều quan điểm cho rằng nếu Brexit xảy ra, nghĩa là trường hợp nước Anh rời khỏi EU thì EU sẽ không bị tổn hại quá nhiều về kinh tế và điều này EU có thể chấp nhận được.
Ngược lại, tổn hại nhiều nhất trong EU chính là nước Anh. Nếu Anh rời khỏi EU sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6 thì theo dự báo của một số nhà kinh tế, GDP của Anh sẽ bị giảm sút 10%, Hiện tại, gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của Anh là sang EU.
Nếu Anh ra khỏi EU thì các rào cản thương mại và thuế quan sẽ được dựng trở lại và điều này ngay lập tức ảnh hướng đến giá trị xuất khẩu của Anh và nó làm thất thoát phần lớn nguồn thu từ hoạt động này. Brexit sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phồn thịnh và thu nhập của người dân Anh.
Ngoài ra ngành ngân hàng, vốn đóng góp 8% tổng sản lượng kinh tế Anh (lớn hơn mức trung bình của EU), sẽ gặp khó khăn do hàng loạt những ngân hàng quốc tế lớn như Bank of America, Morgan Stanley hay Citigroup sẽ chuyển khỏi Anh sang một nước khác thuộc EU để trực tiếp kết nối với thị trường EU.
BNEWS: Brexit đã được chính quyền Anh đặt lên bàn cân để tính toán thiệt hơn cho nước Anh như thế nào?
Ông Đặng Hoàng Linh: Anh biết rõ vai trò và vị thế của mình trong cuộc đàm phán đó và biết tận dụng lợi thế một cách cao nhất. Các bên đều biết rõ cuộc đàm phán vừa qua giữa Anh và EU sẽ là nền tảng và cơ sở cho cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6 tới.
Chính quyền Anh biết rất rõ EU cần có sự ổn định toàn khối và muốn giữ Anh ở lại EU bằng mọi giá. Vì thế Anh đã đưa ra những yêu cầu trước này chưa từng có để trước hết là mưu cầu quyền lợi cho mình, sau nữa là tạo ra nền tảng quan hệ mới giữa Anh và EU. Nền tảng này đủ để chính quyền Anh thuyết phục được người dân bỏ phiếu ở lại EU.
Các quyền lợi mà Anh đòi hỏi được có 4 điểm chính: Thứ nhất, Anh có quyền can thiệp vào các quyết định của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dù Anh không phải là thành viên của Eurozone.
Thứ hai, London có quyền giảm 4 năm đầu trợ cấp xã hội cho những người nhập cư vào Anh để làm việc và để tránh họ lạm dụng các chính sách xã hội của Anh.
Thứ ba, quyền trợ cấp của trẻ em phụ thuộc vào nơi ở của đứa trẻ chứ không phụ thuộc vào bố mẹ của trẻ làm việc tại Anh nữa.
Thứ tư, các bên thống nhất về hệ thống thẻ đỏ cho phép nghị viện các nước có thể phủ quyết văn bản pháp luật của EU nếu 55% phiếu đồng ý. Các đề nghị này đã được thống nhất và EU chịu phần thua thiệt.
BNEWS: Trong chuỗi các rủi ro từ việc Anh và Hy Lạp ra khỏi EU, khủng hoảng di cư… đang bủa vây kinh tế châu Âu, thì kinh tế khu vực này có thể trông chờ vào những yếu tố nào để có thể vượt qua khó khăn?
Ông Đặng Hoàng Linh: Yếu tố mạnh nhất mà EU có thể trông cậy để vượt qua khó khăn hiện nay là tiềm lực kinh tế của các nước có thế mạnh trong khối như Ðức, Pháp và sự hợp tác quốc tế với các đối tác lớn như Mỹ và Nga.
BNEWS: Ông dự báo thế nào về kinh tế châu Âu trong ngắn hạn?
Ông Đặng Hoàng Linh: Những thống kê mới đây cho thấy kinh tế châu Âu có những dấu hiệu khởi sắc. Kinh tế Đức quý I tăng 0,6% trong khi Pháp tăng 0,5% và Tây Ban Nha 0,8%. Tỷ lệ thất nghiệp trong Eurozone tháng 3/2016 ở mức thấp nhất trong 4 năm rưỡi qua.
Tuy nhiên, nguy cơ giảm phát trong Eurozone vẫn tồn tại và nếu khu vực này không kiểm soát được giảm phát thì tăng trưởng và tiêu dùng trong nội khối sẽ chịu ảnh hưởng mạnh. Bên cạnh đó, sức ép về nguy cơ mới nổi như vấn đề an ninh, khủng hoảng di cư cũng có thể tác động tiêu cực đến đà phục hồi của kinh tế khu vực này.
BNEWS: Vâng, xin cảm ưn ông!
Trang Nhung (Thực hiện)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
G7 lo ngại Brexit sẽ làm phức tạp thêm môi trường kinh tế toàn cầu
07:00' - 22/05/2016
Các quan chức tham gia Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Sendai (Nhật Bản) đã cảnh báo về những rủi ro nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
EU cảnh báo Anh về hậu quả của "Brexit"
12:31' - 21/05/2016
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jean-Claude Juncker ngày 20/5 đã cảnh báo rằng nước nào ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải chấp nhận việc bị coi là đứng ngoài cuộc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng trăm chủ doanh nghiệp Anh ủng hộ "Brexit"
07:56' - 17/05/2016
Hơn 300 lãnh đạo doanh nghiệp Anh đã kêu gọi cử tri nước này bỏ phiếu ủng hộ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là "Brexit".
-
Kinh tế Thế giới
Anh khởi động chiến dịch thông tin lớn về cuộc trưng cầu ý dân "Brexit"
19:57' - 15/05/2016
Ủy ban Bầu cử Anh vừa khởi động chiến dịch lớn nhất từ trước tới nay nhằm vận động người dân nước này đăng ký bỏ phiếu về việc Anh sẽ ở lại hay rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là "Brexit".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai
19:51'
Tỉnh Lào Cai mới sau khi hợp nhất có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2 (đạt 165,7% so với tiêu chuẩn quy định); quy mô dân số là 1.656.590 người (đạt 184% so với tiêu chuẩn quy định).
-
Kinh tế Việt Nam
Sau hợp nhất, Tuyên Quang sẽ là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới
19:50'
Chiều 26/4, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và triển khai kế hoạch Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Phúc
19:48'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 52/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các Bộ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế khẩn trương trên công trường trọng điểm những ngày tháng Tư lịch sử
18:33'
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên công trình hồ thủy lợi Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, không khí lao động hết sức khẩn trương và nhộn nhịp ở từng hạng mục công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38'
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần
15:35'
Ngày 26/4 UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần giai đoạn I - một công trình trọng điểm mang nhiều ý nghĩa đối với nhân dân vùng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2026
15:34'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải huy động tối đa, đa dạng hóa các nguồn vốn để khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam trong năm 2026.