Bùng nổ AI, quy mô thị trường deepfake ước vượt 6 tỷ USD vào năm 2032
Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và sự tiến bộ trong lĩnh vực học sâu, công nghệ deepfake đã ra đời. "Deepfake” dùng để chỉ những video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo được tạo ra bằng cách sử dụng AI.
Sự tăng trưởng của thị trường AI nói chung được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về trải nghiệm kỹ thuật số được cá nhân hóa. Các doanh nghiệp đang tận dụng công nghệ deepfake để tạo ra nội dung phù hợp, từ đó tăng khả năng tương tác với khách hàng và mức độ gắn kết của khách hàng với thương hiệu. Ngành giải trí và tiếp thị đang dẫn đầu xu hướng này, sử dụng deepfake để xây dựng cốt truyện và chiến dịch tương tác nhằm thu hút sự chú ý.
Tuy nhiên, sự phát triển của AI cũng đặt ra những thách thức về quản lý dữ liệu. Nhiều công ty AI gặp khó khăn trong việc duy trì và sắp xếp dữ liệu, trong khi các quy định về lưu trữ dữ liệu xuyên biên giới của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Trung Quốc,... cũng tạo ra những rào cản cho các công ty AI vốn luôn “khát” dữ liệu.
Riêng với deepfake, những tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực AI và máy học (ML) đang nâng cao đáng kể khả năng của các công cụ truyền thông tổng hợp, dẫn đến nội dung deepfake chính xác và chân thực hơn. Các thuật toán nâng cao không chỉ cải thiện chất lượng của nội dung được tạo ra mà còn tăng cường khả năng phát hiện, giải quyết các mối lo ngại về thông tin sai lệch và thúc đẩy niềm tin vào các nền tảng truyền thông kỹ thuật số.
Thị trường AI deepfake được phân khúc thành phần mềm và dịch vụ. Phân khúc phần mềm deepfake đang chiếm ưu thế với 76% thị phần trong năm 2023 và giá trị dự kiến vượt 4,9 tỷ USD vào năm 2032. Lĩnh vực phần mềm đang phát triển nhanh chóng, tập trung vào giao diện thân thiện với người dùng và các thuật toán tiên tiến để tạo và phát hiện deepfake. Khi mối lo ngại về thông tin sai lệch gia tăng, nhu cầu về phần mềm phát hiện đáng tin cậy cũng tăng theo, thúc đẩy thị trường phát triển hơn nữa.
Các giải pháp dựa trên đám mây cũng được ưa chuộng nhờ khả năng mở rộng, linh hoạt và tiết kiệm chi phí, chiếm 68% thị phần deepfake trong năm 2023.
Bắc Mỹ dẫn đầu thị trường deepfake vào năm 2023, chiếm 42% tổng doanh thu. Mỹ là quốc gia tiên phong trong công nghệ AI, thúc đẩy đầu tư vào việc tạo và phát hiện deepfake. Sự gia tăng lo ngại về thông tin sai lệch và an ninh dữ liệu đang thúc đẩy nhu cầu về các công cụ phát hiện hiệu quả.
Một số công ty hàng đầu đang chiếm ưu thế trên thị trường deepfake bao gồm Kairos, Reface, Truepic, DeepBrain, Synthesia, Resemble AI, Wombo, Oz Forensics, iDenfy, và BioID.
Ngoài ứng dụng cho những mục đích tốt, trên thực tế, công nghệ deepfake cũng đã làm phát sinh một số vấn đề an ninh xã hội như thao túng video và tin tức giả mạo.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Google khai trương học viện trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại London
08:35' - 28/11/2024
Trung tâm được đặt tại Camden - khu vực mà ông Starmer đại diện trong quốc hội và cũng là nơi Google dự định đặt trụ sở tương lai.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.