Bước đi rón rén của các "đại gia" trên thị trường dầu mỏ
Cùng với đó, OPEC và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, cũng bày tỏ mong muốn Mỹ và các nhà sản xuất khác hợp tác cùng với họ trong nỗ lực nhằm vực dậy thị trường năng lượng đang "điêu đứng" vì đại dịch COVID-19.
Một bước đi "rón rén"…Cụ thể, các nhà sản xuất đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 10 triệu thùng/ngày. Đây được coi là thỏa thuận về nguồn cung lớn nhất trong lịch sử, tương đương với khoảng 10% nhu cầu dầu trước khủng hoảng, một phần do những áp lực từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mặc dù vậy, OPEC+ vẫn chưa thể đưa ra thỏa thuận cuối cùng vì Mexico đã từ chối hạn chế đáng kể việc sản xuất dầu. Bộ trưởng Năng lượng Mexico Rocío Nahle García thậm chí đã rời đi trước khi cuộc họp trực tuyến của nhóm kết thúc. Sau đó, nhà lãnh đạo này đã đăng lên twitter rằng bà đề xuất giảm 100.000 thùng dầu mỗi ngày, hoặc một con số ít hơn 10% sản lượng của đất nước.Kết quả là phản ứng của thị trường lại không quá tích cực ngay sau khi thông tin này được công bố, với giá dầu Brent phiên giao dịch 9/4 đảo ngược xu hướng tăng gần 11% trước đó để đóng cửa với mức giảm 4%, xuống còn 31,48 USD/thùng.Nguyên nhân là do giới thương nhân tỏ ra nghi ngờ rằng con số 10 triệu thùng dầu/ngày chỉ đủ để bù đắp cho nhu cầu tiêu thụ đi xuống vì những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, họ cũng đặt câu hỏi liệu các nhà sản xuất không thuộc nhóm OPEC có tham gia vào thỏa thuận hay không?
Mexico đã lên kế hoạch thúc đẩy sản xuất sau nhiều năm cắt giảm theo thỏa thuận hợp tác với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) từ năm 2016. Các nhà phân tích cho rằng mặc dù sự vắng mặt của Mexico dẫn đến khả năng các cuộc đàm phán thất bại là khó xảy ra, song điều đó có thể dẫn đến việc nước này bị loại khỏi liên minh OPEC+. Theo kế hoạch, việc cắt giảm sẽ hạ dần theo thời gian và sẽ kết thúc vào tháng 4/2022. Saudi Arabia và Nga, hai nhà sản xuất lớn nhất tham gia thỏa thuận, đã đồng ý cắt giảm tổng cộng 5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, các nhà sản xuất khác trong OPEC+ cũng nhất trí giảm thêm 5 triệu thùng/ngày từ số lượng sản xuất của mình. Ngoài ra, OPEC+ cũng đã kêu gọi Mỹ và Canada cùng một số quốc gia khác, cắt giảm thêm 5 triệu thùng dầu/ngày. Trước đó, Tổng thống Trump cho biết, ông đã hội đàm với Quốc vương Saudi Arabia và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tối ngày 9/4, khẳng định rằng OPEC+ đang tiến gần đến một thỏa thuận. Liên quan đến thị trường năng lượng, vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước Mỹ nói: "Tôi cho rằng giá dầu đã thật sự chạm đáy", và khẳng định: "Chúng tôi đã có một ngày (đàm phán) tuyệt vời". … khiến thị trường phản ứng chậm chạpHy vọng về việc OPEC+ sẽ đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã khiến giá dầu tăng nhẹ trong tuần qua. Tuy nhiên, việc kết quả cuộc họp được công bố đã khiến nhiều thương nhân đẩy mạnh bán ra, với suy nghĩ mức cắt giảm là chưa đủ để bù đắp những tổn thất của việc nhu cầu tiêu thụ đang sụt giảm đến 1/3 do hàng loạt nước phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu ở mức 100 triệu thùng/ngày. Mohammad Barkindo, Tổng thư ký OPEC, đã mô tả virus SARS-CoV-2 như một "con quái vật" lần đầu tiên xuất hiện đã tạo ra một cơn khủng hoảng về cán cân cung – cầu, trong khi triển vọng đối với ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ "vượt xa những gì mà chúng ta từng chứng kiến trong quá khứ". Giá dầu Brent đã có lúc tăng lên mức 36,40 USD/thùng ngay sau khi cuộc họp bắt đầu với các báo cáo dự đoán rằng Nga và Saudi Arabia có thể lãnh đạo các tập đoàn cắt giảm tới 20 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Riyadh và Moskva thay vào đó chỉ đồng ý cắt giảm khoảng 22% của mức cơ bản là 11 triệu thùng/ngày.Điều này là dễ hiểu bởi trước khi cuộc chiến giá cả bắt đầu, Saudi Arabia đã sản xuất khoảng 9,7 triệu thùng dầu/ngày. Con số này sau đó tăng mạnh lên mức cao kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày. Do đó, việc cắt giảm 10 triệu thùng dầu mỗi ngày sẽ đặt ra những câu hỏi khó cho cả Nga và Saudi Arabia, chuyên gia Bill Farren-Price của tập đoàn RS Energy Group cho biết.
Việc cắt giảm sản lượng dầu 10 triệu thùng/ngày cho đến nay chưa chứng minh được hiệu quả tích cực trên thị trường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng thất bại trong việc chống đỡ thị trường sẽ làm lan rộng nỗi sợ hãi trong một ngành công nghiệp vốn đã phải vật lộn để thích ứng với thực trạng giá dầu giảm hơn 50% kể từ đầu năm.Không chỉ các cơ sở sản xuất truyền thống, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ cũng đang phải đối mặt với các vụ phá sản trên diện rộng, trong khi cả ngành công nghiệp rộng lớn đối mặt nguy cơ buộc phải ngừng hoạt động sản xuất. Điều này có thể gây thiệt hại lâu dài bởi nguồn dầu dự trữ được dự đoán sẽ tràn ngập trên toàn cầu trong vòng vài tháng tới.
Giá dầu WTI của Mỹ đã tăng lên mức 28,36 USD/thùng trước khi giảm xuống chỉ còn 23,24 USD/thùng ngày 9/4 - mức giảm tương đương 5% chỉ trong vòng một ngày. Washington đã phải thừa nhận rằng hoạt động sản xuất dầu tại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sụt giảm trong môi trường giá hiện nay, nhưng nước này không thể cắt giảm sản lượng ngay cả khi họ mong muốn vì luật chống độc quyền. Các chi tiết đầy đủ của thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố sau cuộc họp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Chuyên gia Helima Croft tại RBC Capital Markets dự báo rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ mang lại một khuôn khổ rộng lớn nhằm hạn chế sản lượng đáng kể. Tuy nhiên, những thông tin cụ thể như thời lượng, thời gian thực hiện và cơ chế thực thi có thể sẽ không được công khai. Bên cạnh đó, một phần của thỏa thuận cũng yêu cầu các quốc gia tiêu thụ dầu trong khối G20 đóng góp bằng cách mua dầu giá rẻ vào các kho dự trữ chiến lược của họ, để từ đó tạo một cú hích về nguồn cung./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia và Nga nhất trí cắt giảm sản lượng dầu thô 10 triệu thùng/ngày
11:00' - 10/04/2020
OPEC cùng các nước sản xuất dầu hàng đầu khác, còn gọi là OPEC+, Saudi Arabia và Nga đã nhất trí sơ bộ về kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô tới 10 triệu thùng/ngày trong 2 tháng, từ ngày 1/5 tới.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới đi xuống phiên 9/4 bất chấp thỏa thuận của OPEC+
09:02' - 10/04/2020
Trong phiên 9/4, giá dầu thế giới giảm trước những nghi ngại rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục của OPEC+ sẽ không đủ để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu dầu toàn cầu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Thị trường
Nga quyết định cấm nhập khẩu xăng dầu để bảo vệ thị trường trong nước
14:29' - 07/04/2020
Theo nguồn tin của RBK, Chính phủ Nga đã quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu để ngăn nguồn cung xăng giá rẻ tràn vào thị trường trong nước.
-
Hàng hoá
OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng dầu mỏ nếu Mỹ có thiện chí hợp tác
08:26' - 07/04/2020
OPEC có thể đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác trong một hội nghị dự kiến được tổ chức vào ngày 9/4 nếu Mỹ cùng thực hiện động thái này.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12'
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09'
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực
08:26' - 02/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 1/7 khi nhà đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu, đồng thời theo dõi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 6/7 để quyết định sản lượng cho tháng 8/2025.