Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
Đồng quan điểm với bài viết trên tờ Wall Street Journal, theo bài viết có tiêu đề tạm dịch là ‘Ngày giải phóng’ của ông Trump sẽ giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ" của The Economist, một loạt mức thuế quan "có đi có lại" dự kiến được Mỹ công bố vào ngày 2/4 sẽ không những không mang lại lợi ích thực sự cho nước Mỹ mà còn gây tổn hại đến tăng trưởng, lạm phát và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng.
Ông Trump đã hứa rằng “Ngày giải phóng” sẽ đánh dấu một bước ngoặt khi nước Mỹ bắt đầu giành lại sự tôn trọng và tiền bạc đã mất trong nhiều thập kỷ. Trên thực tế, sẽ không có gì đảm bảo điều đó. Trong hai tháng kể từ khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump sẽ đưa mức thuế quan chung của Mỹ lên mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Một số chuyên gia cho rằng điều này nhiều khả năng khiến đất nước tăng trưởng chậm hơn, lạm phát cao hơn, bất bình đẳng nhiều hơn và rất có thể là rắc rối về tài chính.Mọi thứ sẽ tệ đến mức nào? Kết quả có thể sẽ là một hỗn hợp các mức thuế quan khác nhau, có thể là các bậc thuế khác nhau được áp dụng cho từng quốc gia. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói rằng Nhà Trắng sẽ chủ yếu nhắm vào nhóm “Dirty 15”, hay khoảng 15% các quốc gia mà theo ông có mức thuế quan đáng kể đối với Mỹ. Các mục tiêu có thể đến từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ khi họ liệt kê 21 nền kinh tế có thặng dư thương mại hàng hóa lớn với “chú Sam”, bao gồm Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.Các quan chức Mỹ đã gợi ý rằng họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng không có biện pháp nào rõ ràng.
Dù sao đi nữa, một vài điều có vẻ đã rất rõ ràng. Rõ ràng nhất là ông Trump quyết tâm tăng thuế để tái thiết mô hình kinh tế Mỹ, hay nói chính xác hơn là để kéo lùi nó lại một thế kỷ. Với nhiều đợt thuế quan đã áp dụng đối với Trung Quốc, Canada và Mexico - ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - cộng với mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu được công bố vào tuần trước, dự kiến có hiệu lực vào ngày 3/4, ông Trump đã nâng mức thuế quan thực tế của Mỹ lên khoảng 8%, tăng từ 2% vào năm ngoái. Đây là mức cao nhất kể từ những năm 1940. Bất cứ điều gì ông làm vào “Ngày Giải phóng” đều sẽ khiến thuế tăng cao hơn.
Thị trường chứng khoán đang chững lại không khiến ông Trump lo lắng như trong nhiệm kỳ đầu của mình. Ông tin rằng mình đang làm điều cần thiết để xây dựng lại ngành sản xuất của Mỹ. Và “Ngày Giải phóng” gần như chắc chắn không phải là kết thúc. Ông Trump đã nói về nhiều mức thuế quan theo ngành hơn, bao gồm mọi thứ từ chất bán dẫn đến dược phẩm. Nếu các quốc gia khác trả đũa, như họ sẽ làm, ông Trump tuyên bố sẽ đáp trả. Một số người tin rằng cuối cùng ông muốn đưa các quốc gia vào bàn đàm phán, để thiết lập lại quan hệ kinh tế. Chuyên gia Chris Desmond của PwC dự đoán rằng: “Mục tiêu thực sự, giống như với Mexico và Canada, là đàm phán các thỏa thuận thương mại”.Bất kể chi tiết về chiến lược lớn của ông Trump là gì, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm lại. Mặc dù các quốc gia phụ thuộc vào thương mại với Mỹ - đặc biệt là Canada và Mexico - sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn, nhưng “chú Sam” không miễn nhiễm với tình trạng gián đoạn thương mại. Tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Lạm phát cũng sẽ tăng, đặc biệt là trong ngắn hạn. Deutsche Bank tính toán rằng nếu ông Trump áp dụng mức thuế tối đa, lạm phát có thể tăng thêm 1,2 điểm phần trăm, đạt trên 3% theo năm. Các cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng nghĩ rằng lạm phát có thể lên tới 5% trong năm tới.Trong khi đó, với việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn đang vật lộn để đưa lạm phát xuống mức bình thường trước đại dịch, chi phí nhập khẩu cao hơn sẽ làm phức tạp thêm vấn đề, khiến các nhà hoạch định chính sách cảnh giác với việc cắt giảm lãi suất mặc dù tăng trưởng đang chậm lại. Sau đó là hậu quả về mặt phân phối. Phần lớn tiền lương của người lao động thu nhập thấp được dùng để tiêu dùng và phần lớn chi tiêu của họ là cho các mặt hàng thiết yếu như quần áo và thực phẩm, sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan.Tổng thống Trump nói về thuế quan như một nguồn thu nhập dồi dào cho chính phủ. Tuy nhiên, có một nghịch lý ở đây. Nếu thuế quan khuyến khích các công ty chuyển nhà máy sang Mỹ, điều đó sẽ làm giảm nguồn thu mà các khoản thuế mang lại. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) đã xem xét đề xuất ban đầu của ông Trump trong chiến dịch tranh cử về mức thuế quan 60% đối với Trung Quốc và 10% đối với phần còn lại của thế giới. Văn phòng kết luận các mức thuế này sẽ làm giảm thâm hụt ngân sách của Mỹ khoảng 2.700 tỷ USD trong thập kỷ tới.Dù vậy, đó không phải là điểm kết thúc của câu chuyện. Thuế quan gây ra những biến dạng kinh tế lớn. Lợi ích của chúng được nắm giữ bởi những nhà sản xuất kém hiệu quả. Ngoài ra còn có mối quan tâm chính trị. Với niềm tin vững chắc rằng thuế quan là nguồn thu nhập, ông Trump muốn sử dụng chúng để giúp trang trải chi phí cắt giảm thuế mạnh tay vào cuối năm nay. Các khoản cắt giảm này sẽ diễn ra vào thời điểm thâm hụt ngân sách của Mỹ đã ở mức cao. Nếu Mỹ trở nên phụ thuộc vào nguồn thu thuế quan, chúng sẽ khó bị xóa bỏ hơn, bất chấp chi phí kinh tế của chúng.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump chưa ưu tiên kiểm soát chi phí
14:25' - 31/03/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát, hầu hết người Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump không tập trung đủ vào việc giảm chi phí.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ sớm áp thuế đối với ô tô nhập khẩu
09:15' - 25/03/2025
Ngày 24/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ sớm áp thuế đối với ô tô nhập khẩu và không phải tất cả các mức thuế mới đều sẽ được công bố vào ngày 2/4 tới.
-
Kinh tế và pháp luật
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt với hơn 150 vụ kiện
07:35' - 25/03/2025
Hãng Bloomberg đưa tin trong 2 tháng cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải đối mặt với hơn 150 vụ kiện về tính hợp pháp trong các hành động của chính quyền do ông đứng đầu.
-
Kinh tế Thế giới
Bài toán cân bằng của Fed giữa những bất ổn chính sách của Tổng thống Donald Trump
08:16' - 17/03/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ đưa ra quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ tại cuộc họp 18-19/3, với khả năng cao là giữ nguyên mức lãi suất hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua dự luật ngân sách tạm thời
13:28' - 16/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật ngân sách tạm thời kéo dài đến hết tháng 9/2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Donald Trump tuyên bố tăng gấp đôi mức thuế đối với nhôm và thép từ Canada
07:53' - 12/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tăng gấp đôi mức thuế đã lên kế hoạch trước đó đối với tất cả các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30'
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30'
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.