Bước tiến mới
Trong một bình luận đầu tiên sau đàm phán, đặc phái viên của Tổng thống Nga về đầu tư và hợp tác kinh tế với các nước ngoài Kirill Dmitriev đã viết trên mạng X chỉ một từ ngắn ngủi: “Lịch sử!”. Hầu như ngay sau khi điện đàm kết thúc, Điện Kremlin đã ra tuyên bố về kết quả.
Nổi bật nhất là Nga đồng ý với sáng kiến ngừng bắn 30 ngày vào cơ sở năng lượng và hạ tầng đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodimyr Zelensky nhất trí trước đó. Thậm chí mệnh lệnh cho quân đội về việc này được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra ngay tại điện đàm. Tuy không nhắc đến trực tiếp, nhưng chắc chắn cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng nhất ở đây là nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà nhà lãnh đạo Mỹ nhắc đến trước điện đàm. Nhà máy này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống năng lượng, trong nền kinh tế của Ukraine và là một trong những mục tiêu mà Kiev muốn giành lại.
Mục đích nhân đạo là cái đích chung của hai tổng thống. Cuộc đối thoại thứ hai này diễn ra trong bối cảnh vị thế đàm phán của Moskva được củng cố mạnh mẽ sau những bước tiến của lực lượng Nga tại tỉnh biên giới Kursk, nơi quân đội Ukraine mở cuộc tấn công từ tháng 8 năm ngoái và kiểm soát nhiều thị trấn, làng mạc. Sau khi đồng ý với Tổng thống Trump về việc bảo toàn tính mạng cho tù binh tại Kursk khi ra hàng, Tổng thống Putin đã thông báo thêm về kế hoạch trao đổi tù binh, đồng thời trao trả cho Ukraine 23 thương binh nặng như một cử chỉ thể hiện thiện chí cụ thể.
Nhà lãnh đạo Nga cũng phản hồi mang tính xây dựng đối với ý tưởng của ông Donald Trump về việc thực hiện sáng kiến nổi tiếng liên quan đến an toàn vận chuyển ở Biển Đen. Đây là tuyến đường xuất khẩu quan trọng đặc biệt không chỉ đối với Nga mà còn cho nông sản Ukraine.
Về tương lai thoả thuận ngừng bắn, sau khi khẳng định cam kết cơ bản đối với giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Mỹ để tìm hiểu kỹ lưỡng các cách thức khả thi nhằm đạt được một giải pháp toàn diện, bền vững và lâu dài. Và tất nhiên, đàm phán này phải tính đến yêu cầu loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng, và bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nga trong lĩnh vực an ninh.
Tại điện đàm, Tổng thống Putin một lần nữa nêu rõ và khẳng định điều kiện quan trọng để ngăn chặn sự leo thang của cuộc xung đột và hướng tới giải quyết xung đột thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao là phải chấm dứt hoàn toàn viện trợ quân sự nước ngoài và cung cấp thông tin tình báo cho Kiev.
Một sự đồng thuận cao nữa đạt được trong điện đàm là tầm quan trọng của việc bình thường hóa quan hệ Nga-Mỹ. Theo tuyên bố của Điện Kremlin, hai bên nhắc đến trách nhiệm đặc biệt của Nga và Mỹ trong việc đảm bảo an ninh và ổn định trên thế giới. Hai bên nhất trí nỗ lực chung nhằm ổn định tình hình ở các khu vực khủng hoảng và thiết lập hợp tác về các vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân và an ninh toàn cầu. Kinh tế và năng lượng được nhắc đến như hai trong số nhiều lĩnh vực rộng mà hai nước có thể hợp tác.
Cuộc điện đàm đã nhận được những ý kiến đánh giá tích cực tại Nga. Người đứng đầu Ủy ban các vấn đề quốc tế của Đuma quốc gia (Hạ viện) Nga, lãnh đạo đảng Dân chủ tự do Nga (LDPR), Leonid Slutsky, cho rằng, kết quả cuộc đối thoại giữa tổng thống Nga và Mỹ được cả thế giới mong đợi và có thể trở thành lời mở đầu cho hòa bình. Theo ông, với điều kiện then chốt được đưa ra để ngăn chặn leo thang, đường nét của một giải pháp hòa bình đã được phác thảo trong khuôn khổ của một cuộc đối thoại “tôn trọng lẫn nhau, nơi các bên lắng nghe nhau". Còn Phó Chủ tịch Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev thì nhận xét, cuộc điện đàm đã thực sự mang tính chất đối thoại, không phải hai cuộc độc thoại, trong đó Nga được tôn trọng, còn Mỹ nhắm đến kết quả.
Trong phản ứng đầu tiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh rằng Ukraine sẵn sàng ủng hộ các đề xuất ngừng bắn vào cơ sở năng lượng được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga và Mỹ, nhưng lưu ý mọi chi tiết thỏa thuận giữa các bên cần được công khai.
Về phía Washington, trên nền tảng mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả cuộc điện đàm là “rất tốt và hiệu quả”, đồng thời tiết lộ: “Nhiều yếu tố của một thỏa thuận hòa bình đã được thảo luận". Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff xác nhận Mỹ và Nga sẽ tiếp tục có cuộc đàm phán quan trọng vào ngày 23/3 tới về tình hình xung đột tại Ukraine ở thành phố Jeddah của Saudi Arabia.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoan nghênh kết quả cuộc điện đàm, đánh giá tích cực "tiến triển” đã đạt được. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng tiến triển này cần dẫn đến “một nền hòa bình công bằng và lâu dài cho Ukraine”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hoan nghênh việc ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng, khẳng định đây có thể là "bước đầu tiên quan trọng" hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài cho Ukraine. Bước tiếp theo cần phải là “ngừng bắn hoàn toàn và càng nhanh càng tốt".
Giới chuyên gia quốc tế tỏ ra khá thận trọng. Bà Susan Colbourn, chuyên gia về các vấn đề an ninh châu Âu tại Trường Chính sách Công Sanford thuộc Đại học Duke, nhận định thỏa thuận ngừng bắn có giới hạn phản ánh mong muốn của chính quyền ông Trump bình thường hóa quan hệ với Nga. Bà Maria Snegovaya, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết lệnh ngừng bắn đối với các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng có thể có lợi cho Nga, vì lực lượng Ukraine đã tấn công hiệu quả vào các nhà máy lọc dầu của Nga.
Nếu nhìn toàn diện, cuộc điện đàm ngày 18/3 cũng để lộ ra nhiều “góc khuất”. Thứ nhất, lãnh đạo Nga và Mỹ đàm phán về cuộc xung đột Ukraine mà vẫn không có đại diện của Kiev, dù từ khi xuất hiện thông tin kêu gọi đàm phán, Kiev đã tuyên bố “không thể có (đàm phán) về Ukraine mà không có mặt Ukraine”. Và khả năng Kiev chấp nhận những thoả thuận đạt được “không có mặt Ukraine” này vẫn là dấu hỏi.
Thứ hai, cuộc đàm phán kéo dài 148 phút này không hề nhắc đến vấn đề mà cả Nga và Ukraine đều tuyên bố là “lằn ranh đỏ”, đó là lãnh thổ. Không nhắc đến chủ quyền với 4 vùng Nga sáp nhập, với Crimea, cho dù hai tổng thống đã “chọn” điện đàm đúng vào ngày nhà lãnh đạo Nga ký hiệp ước công nhận Crimea là một phần của LB Nga 11 năm trước.
Dẫu vậy, đàm phán Nga - Mỹ đang dần hội tụ quan điểm hai bên. Thoả thuận duy trì liên lạc thường xuyên có nghĩa là quan hệ song phương sẽ ấm lên. Để đi tiếp đến thỏa thuận cuối cùng còn nhiều khó khăn, phải giải quyết nhiều xung đột quan điểm. Nhưng Nga và Mỹ đang cho thấy họ nhắm đến đối thoại thực chất, cụ thể và chi tiết. Xu hướng là tích cực, dù chắc chắn không thể tiến nhanh.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Nga – Mỹ điện đàm
09:39' - 19/03/2025
Ngày 18/3, Phó Chánh Văn phòng Nhà Trắng, ông Dan Scavino cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành điện đàm từ 10h00 sáng theo giờ miền Đông nước Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện đàm Nga - Mỹ đạt nhiều kết quả tích cực
07:43' - 19/03/2025
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm thứ hai, với thời gian kỷ lục lên đến gần 2 giờ.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin: Nga và Mỹ đang khôi phục quan hệ song phương
10:56' - 18/03/2025
Ngày 17/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết Nga và Mỹ đang trên đường khôi phục quan hệ song phương và tái thiết lập các cơ chế đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành hàng không Canada hứng đòn từ căng thẳng thương mại với Mỹ
17:36'
Theo trang ctvnews.ca, nhiều hãng hàng không lớn của Canada đang điều chỉnh lịch trình bay do tác động từ căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 6 thập kỷ huy hoàng của tỷ phú Warren Buffett
12:02'
Tỷ phú Warren Buffett thông báo sẽ từ chức CEO của Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025, và kết thúc 60 năm ở vị trí lãnh đạo tập đoàn đầu tư lừng lẫy này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp tăng cường cất trữ hàng tại Canada để né thuế Mỹ
09:07'
Tại Canada dường như đang hình thành một xu hướng rõ rệt, khi các doanh nghiệp gấp rút chuyển hướng các lô hàng từ Trung Quốc sang nước này đẻ né thuế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:49'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế thế giới nổi bật đã diễn ra như: Giá vàng thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp, Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng hóa từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD...
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt nắm bắt xu thế trên thị trường Canada
13:45' - 03/05/2025
Các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam mang đến rất đa dạng từ sản phẩm nguyên liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất đến sản phẩm thực phẩm chế biết có giá trị cao.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ thấp nỗi lo suy thoái kinh tế
09:48' - 03/05/2025
Ông Trump trả lời rằng ông "không" lo lắng về suy thoái kinh tế, đồng thời nêu rõ bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng ông cho rằng đất nước sẽ có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc
08:27' - 03/05/2025
Ngày 2/5, Mỹ đã chính thức chấm dứt chính sách miễn thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Bất ổn kinh tế gia tăng
05:30' - 03/05/2025
Sự ra đi đột ngột của Phó Thủ tướng Choi tạo ra một khoảng trống lãnh đạo lớn vì ông đã được chỉ định thay thế ông Han làm quyền tổng thống bắt đầu từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025
21:37' - 02/05/2025
Các nhà lãnh đạo chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD trong giai đoạn kinh tế thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức.