Bứt phá cho xuất khẩu cá tra - Bài 1: Lần đầu vượt mốc 2 tỷ USD
Năm 2018 ngành hàng cá tra Việt Nam chứng kiến bước chuyển mình vô cùng ngoạn mục khi cá tra xuất khẩu lần đầu vượt mốc 2 tỷ USD; trong đó, thị trường Mỹ vươn lên đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, mang về với giá trị 549,5 triệu USD.
Xuất khẩu cá tra thời gian tới được dự báo có cơ hội lớn chinh phục các thị trường khó tính, nhưng cũng sẽ đối mặt với một số rào cản, khó khăn, thách thức mới. Nếu có giải pháp hoá giải, cá tra Việt Nam đứng trước cơ hội thu về hàng tỷ USD cho xuất khẩu.
Bài 1: Lần đầu vượt mốc 2 tỷ USDThời gian qua, nhu cầu nhập khẩu cá tra ở một số thị trường “khó tính” liên tục tăng cao, giúp cá tra xuất khẩu Việt Nam tăng tốc.
Năm 2018, ngành hàng cá tra lần đầu mang về giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Cá tra “bước đầu” chinh phục thành công thị trường Mỹ và mở ra “trang mới” cho xuất khẩu vươn xa.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng Cục trưởng, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, xuất khẩu cá tra trong năm 2018 đã gặp không ít khó khăn, thách thức liên quan đến bảo hộ mậu dịch của các nước, đặc biệt thuế chống bán phá giá POR 13 cao kỷ lục.Nhiều thị trường như EU, Arab Saudi tiếp tục giảm sút hoặc dừng nhập khẩu do tác động từ các thông tin truyền thông bất lợi.
Tuy nhiên, bằng những nỗ lực vượt bậc, kết hợp với việc tận dụng tối đa các cơ hội nên 6 tháng cuối năm 2018, ngành hàng cá tra đã từng bước phục hồi và vươn lên ngoạn mục về giá bán và kim ngạch xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 2,261 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2017.Năm 2018, giá cá tra nguyên liệu cao hơn mức giá trung bình năm 2017 là 4.000 đồng/kg, trung bình là 29.800 đồng/kg; có thời điểm đạt mức kỷ lục lên đến 35.000-36.000 đồng/kg, nên người nuôi có lãi.
Năm 2018, cá tra xuất khẩu tới 133 thị trường với sản lượng đạt 876,6 nghìn tấn. Xuất khẩu cá tra qua các thị trường như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Asean, Arab Saudi, Colombia tăng so với năm 2017. Thị trường xuất khẩu cá tra có sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu.Các thị trường xuất khẩu cá tra chính chiếm tỷ trọng cao là Mỹ chiếm 24,3%, Trung Quốc chiếm 23,4%, EU chiếm 10,8%.
Ông Võ Hùng Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, năm 2018, Mỹ là thị trường lớn nhập khẩu cá tra của Việt Nam, mặc dù chỉ đứng thứ 2 (sau Trung Quốc có lượng nhập khẩu cá tra lớn nhất đạt 255,7 nghìn tấn) về lượng nhập khẩu 124,6 nghìn tấn, nhưng thị trường Mỹ lại dẫn đầu về giá trị khi đạt 549,5 triệu USD (Trung Quốc đạt 528,7 triệu USD), tăng 59,5% so với năm 2017. Theo lý giải của ông Dũng, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng vọt là do thuế chống bán phá giá sơ bộ POR 14 thấp hơn cũng như Cục kiểm tra An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công nhận và đề xuất công nhận cá tra Việt Nam đủ điều kiện xuất sang thị trường này.Hiện FSIS cũng vừa đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện tương đương để xuất khẩu cá Siluriformes (bộ cá da trơn bao gồm cá tra, cá basa...) vào thị trường Mỹ.
Cụ thể, FSIS đã đề xuất với Văn phòng Đăng ký liên bang đăng bản Dự thảo lấy ý kiến đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá Siluriformes. Đây là tín hiệu đáng mừng cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài điểm sáng về xuất khẩu cá tra tăng mạnh vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, xuất khẩu cá tra qua Nhật Bản cũng đạt tín hiệu khả quan.Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản năm 2017 chỉ đạt 23,4 triệu USD, chiếm 1,31% tỷ trọng; nhưng sang năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Nhật đã đạt 32 triệu USD, chiếm 1,5% tỷ trọng và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Nhật cũng tăng trưởng khá mạnh.
Dự báo, thị trường xuất khẩu cá tra năm 2019 tiếp tục khởi sắc. Tại thị trường Mỹ, thuế chống bán phá giá giảm, Việt Nam đã đáp ứng các yêu cầu của Chương trình giám sát cá da trơn là những tín hiệu tốt để nhiều doanh nghiệp có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.Bên cạnh đó, Chương trình giám sát cá da trơn cũng đã loại bỏ một số quốc gia xuất khẩu cá tra vào Mỹ, chỉ còn Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Qua đó giảm bớt sự cạnh tranh từ các nhà cung ứng khác.
Mặt khác diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung tuy đã tạm dừng, nhưng nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thời gian tới, rất có thể sản phẩm thủy sản của Trung Quốc như: cá rô phi và cá tuyết nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị đánh thuế cao. Đây là hai loài cá cạnh tranh trực tiếp với cá tra của Việt Nam. Tại thị trường EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU dự kiến được thông qua trong năm 2019 sẽ giúp cá tra của Việt Nam tăng tính cạnh tranh với các loài thủy sản đánh bắt tại EU và các loài cá thịt trắng khác như cá rô phi đang không tạo được hình ảnh phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại đây.Thị trường Trung Quốc cũng mang đến sự kỳ vọng cao do đây là thị trường rộng lớn có nhu cầu cao....
Năm 2019, ngành cá tra Việt Nam đặt mục tiêu sản lượng nuôi cá tra đạt 1,51 triệu tấn, tăng 6,6% so với năm 2018 và đạt trên 2,4 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu, tăng 12% so với năm 2018.Tuy nhiên, sự thành công của cá tra Việt Nam trong năm 2018 cũng làm cho một số quốc gia nuôi cá tra như: Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh… chú ý.
Và mục tiêu lập “kỷ lục” 2,4 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019 của ngành cá tra đang gặp phải “ rào cản” lớn.../.
>>>Bứt phá cho xuất khẩu cá tra - Bài 2: Gặp “rào cản” lớnTin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu cá tra hướng tới mục tiêu 2,4 tỷ USD
13:51' - 09/02/2019
Theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2019, ngành thuỷ sản đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 2,4 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD trong năm 2019
13:34' - 30/12/2018
Dự báo năm 2019, cá tra vẫn còn đà phát triển tốt và mục tiêu xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu cá tra Việt Nam - Bài 2: Bệ phóng trong năm 2019
11:04' - 30/12/2018
Trước thành công của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2018, toàn ngành xem kết quả này như một bệ phóng để tạo đà phát triển hơn nữa cho ngành cá tra trong năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu cá tra Việt Nam - Bài 1: Khơi thông thị trường mới
08:58' - 30/12/2018
Ngoài những thị trường khó tính, trong năm 2018, ngành cá tra cũng đã có chiến lược khơi thông những thị trường đang phát triển và đầy tiềm năng khác tại khu vực châu Á như thị trường Trung Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
BSR sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng
17:50'
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tiên phong sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng của đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khôi phục chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung từ ngày 25/5
17:49'
Sau 5 năm tạm dừng hoạt động do dịch COVID-19, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/5/2025.
-
Doanh nghiệp
Phú Mỹ cung ứng gần nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè Thu
16:25'
Phú Mỹ dự kiến đưa ra thị trường gần nửa triệu tấn phân bón, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn cao điểm vụ Hè Thu và mùa mưa.
-
Doanh nghiệp
Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ
15:07'
16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines giới thiệu giải pháp mới cho khách hàng doanh nghiệp
14:26'
LotusBiz được xây dựng nhằm mang đến giải pháp linh hoạt, giúp tối ưu hóa chi phí đi lại và gia tăng tiện ích cho các đơn vị thường xuyên sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines.
-
Doanh nghiệp
Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí đã kiểm soát được sự cố tại mỏ Sông Đốc
11:12'
Theo đại diện Chi nhánh Điều hành Dầu khí trong nước (PVEP-POC) thuộc Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí, sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc đã được kiểm soát và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
-
Doanh nghiệp
Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới
10:48'
Việc đổi định danh thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) là bước ngoặt chiến lược nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong chuyển đổi mô hình phát triển.
-
Doanh nghiệp
Khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp Trump International
18:50' - 21/05/2025
Công ty Hưng Yên – thành viên của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã khởi công quần thể sân golf, biệt thự cao cấp và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp mang thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới”
17:15' - 21/05/2025
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đặt mục tiêu “mỗi tháng vận hành một công trình mới” và duy trì đà tăng trưởng nhằm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh Bộ Tài chính giao.