Các biện pháp đối phó với khủng hoảng ngoại hối của Ai Cập
Theo nội dung bài viết, Chính phủ Ai Cập đang nỗ lực đối phó với nhu cầu ngày càng gia tăng đối với đồng USD ở trong nước thông qua các kênh ngoại tệ mới.
Một trong những nỗ lực này là thành lập một công ty để tạo điều kiện cho kiều dân Ai Cập ở nước ngoài đầu tư tiền tiết kiệm của họ vào các hoạt động kinh tế ở thị trường nội địa. Động thái này sẽ giúp mang lại lợi nhuận cao cho kiều dân Ai Cập và tăng đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế. Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Hạ viện Ai Cập, ông Fakhry al-Feki cho biết mục đích thành lập Công ty Đầu tư Kiều dân Ai Cập (EEIC) là tạo cơ hội cho công dân ở nước ngoài hoặc người Ai Cập có quốc tịch khác, với khoảng 12-14 triệu công dân Ai Cập đang sinh sống và làm việc trên toàn thế giới, đăng ký tham gia công ty để phát huy các khoản tiết kiệm của họ. Theo giải thích của ông Feki, những khoản tiền này sẽ được đầu tư vào các dịch vụ của chính phủ hoặc một số lĩnh vực, bao gồm bất động sản, du lịch, giáo dục và y tế. Chính phủ Ai Cập dự định sẽ chào bán cổ phần của 32 công ty nhà nước cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc trên Sàn giao dịch chứng khoán Ai Cập, như một phần trong kế hoạch bán tài sản trị giá 40 tỷ USD trong vòng 4 năm, nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào nền kinh tế cũng như gia tăng nguồn thu ngoại tệ.Ông Feki nói thêm EEIC sẽ đạt được lợi ích chung cho công dân ở nước ngoài để phát triển các khoản tiết kiệm của họ. Ông lưu ý rằng nhiều công ty Arab đã tham gia vào thị trường Ai Cập và có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao. Các công ty của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đã đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản và ngân hàng của Ai Cập. The ông, EEIC cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước bằng cách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, gia tăng giá trị cho nền kinh tế Ai Cập, thu hút nguồn kiều hối của người Ai Cập ở nước ngoài, gia tăng nguồn dự trữ ngoại tệ và giải quyết tình trạng thiếu USD hiện nay.Ai Cập hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng ngoại hối, trong bối cảnh làn sóng lạm phát toàn cầu và cuộc chiến Nga-Ukraine đẩy giá cả hàng hóa lên cao và khiến hóa đơn nhập khẩu của Ai Cập tăng mạnh. Chính phủ Ai Cập đang cố gắng vượt qua cuộc khủng hoảng này bằng cách gia tăng các nguồn USD từ hoạt động xuất khẩu, kiều hối từ người lao động Ai Cập ở nước ngoài, du lịch, đầu tư gián tiếp nước ngoài và doanh thu của Kênh đào Suez.Các cơ hội đầu tư hiện đang có sẵn ở Ai Cập, bao gồm bất động sản tại các thành phố mới và nhiều cơ hội đầu tư khác trong lĩnh vực giáo dục, du lịch... Ai Cập đang triển khai xây dựng 39 thành phố, như một phần trong kế hoạch tăng gấp đôi diện tích có người ở từ 7% lên 14% giữa lúc dân số gia tăng nhanh chóng. EEIC có thể sẽ là một giải pháp thay thế cho các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiền nóng), vốn là một nguồn USD bổ sung và bền vững.Ông Feki ước tính khối lượng đầu tư của EEIC sẽ lên tới hàng tỷ USD khi công dân Ai Cập ở nước ngoài bơm một phần lớn thu nhập của họ vào công ty này để đạt được lợi nhuận cao. Theo ông, số lao động Ai Cập ở nước ngoài ước vào khoảng 12 triệu người và nếu mức thu nhập bình quân đạt 1.000 USD/tháng thì tổng thu nhập sẽ lên tới 12 tỷ USD/tháng. Nếu một phần trong số tiền này được chuyển vào EEIC, điều này sẽ có lợi rất lớn cho nền kinh tế Ai Cập.Chính phủ Ai Cập cũng đang cố gắng tiết kiệm nguồn USD bằng cách hoàn tất các bước để tiến tới ký kết thỏa thuận sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại với Nga. Các thỏa thuận thuộc loại này dự kiến sẽ được mở rộng sang cả Trung Quốc và Ấn Độ.Ông Magdy al-Walili, một thành viên của Hạ viện Ai Cập, cho hay ông đã đề nghị chính phủ thảo luận về việc kích hoạt các thỏa thuận song phương với các quốc gia có trao đổi thương mại lớn với Ai Cập để giảm bớt áp lực về nhu cầu đối với đồng USD. Ông Walili nói thêm nhà nước hiện đang coi trọng các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, cho phép hai lĩnh vực này được hưởng lợi từ các thỏa thuận nói trên để tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu thô cũng như hàng hóa cơ bản từ nước ngoài. Ông đánh giá cao việc chính phủ quan tâm nghiên cứu đề xuất thiết lập các thỏa thuận sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại với Nga và các đối tác thương mại khác. Kim ngạch nhập khẩu của Ai Cập đã tăng 5,3 tỷ USD trong năm 2022, lên mức kỷ lục 94,5 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm tỷ trong lớn nhất với 14,4 tỷ USD và Nga đứng thứ tư với 4,1 tỷ USD.Ông Walili cho biết thêm Ai Cập trước đây đã áp dụng cơ chế song phương về thanh toán thương mại với Iraq. Ai Cập xuất khẩu sang Iraq các mặt hàng nhôm, sơ sợi, hàng dệt và dược phẩm, đồng thời nhập khẩu từ Iraq các mặt hàng như phốt phát, chà là, dầu mỏ và nhựa đường. Theo ông, cơ chế này có thể được áp dụng trong trao đổi thương mại với các quốc gia châu Phi. Các sản phẩm dầu mỏ đứng đầu danh sách 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Ai Cập trong năm ngoái, với kim ngạch 7,3 tỷ USD. Giá trị nhập khẩu dầu thô và lúa mỳ của Ai Cập trong năm 2022 cũng lần lượt đạt 4,4 tỷ USD và 4,2 tỷ USD. Theo đánh giá của ông Walili, dệt may, thực phẩm và dược phẩm sẽ là những lĩnh vực được hưởng lợi từ các thỏa thuận nói trên. Ông Walili ước tính Ai Cập có thể sẽ tiết kiệm được khoảng 15 tỷ USD/năm từ việc kích hoạt các thỏa thuận sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại với các đối tác thương mại lớn, bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ./.Tin liên quan
-
Tài chính
Morgan Stanley: Thiếu hụt ngoại tệ ảnh hưởng xấu đến triển vọng kinh tế của Ai Cập
08:00' - 29/03/2023
Morgan Stanley nhận định tình trạng khan hiếm ngoại tệ đang tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của Ai Cập và có thể cản trở triển vọng tăng trưởng trung hạn của quốc gia Bắc Phi này.
-
Kinh tế tổng hợp
Ai Cập điều chỉnh một số quy định xin thị thực
08:08' - 28/03/2023
Chính phủ Ai Cập đã điều chỉnh một số quy định mới về cấp thị thực nhập cảnh áp dụng đối với du khách từ Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Algeria và Israel.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.