Các biện pháp phòng dịch bệnh trong bão lụt và mưa lũ
Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong bão lụt và mưa lũ, cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc
a) Thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão và khi xảy ra bão, lũ lụt.
b) Tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong bão, lũ lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.
2. Khuyến cáo về biện pháp phòng chống dịch chung
a) Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
b) Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
c) Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
d) Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
đ) Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày
e) Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
g) Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế
h) Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
3. Phòng chống các bệnh thường gặp
3.1. Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
Các bệnh thường gặp: Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm
Phòng bệnh:
- Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc"Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.
- Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.
3.2. Phòng chống bệnh đường hô hấp
Các bệnh thường gặp: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp
Phòng bệnh:
- Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già
- Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng
- Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong
3.3. Phòng chống bệnh về mắt
Các bệnh thường gặp: Đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.
Phòng bệnh:
- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn.
- Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn.
- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
- Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ.
- Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.
- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.
3.4. Phòng chống bệnh ngoài da
Các bệnh thường gặp: Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt.
Phòng bệnh:
- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.
- Không mặc áo quần ẩm ướt.
- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn.
- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
3.5. Phòng chống bệnh do muỗi truyền
Bệnh thường gặp: Sốt xuất huyết
Phòng bệnh:
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.
- Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.
- Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Tin liên quan
-
Đời sống
Cách xử lý nước sinh hoạt trong và sau mùa mưa lũ
11:57' - 22/10/2020
Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra, người dân có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản.
-
Đời sống
Những việc cần làm khi xảy ra mưa lũ, sạt lở đất
11:25' - 19/10/2020
Lũ quét và sạt lở đất xảy ra gây nguy hại tới tính mạng và tài sản. Vậy chúng ta nên làm gì khi không may gặp phải tình huống kể trên?
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều trường thông báo cho học sinh nghỉ học tránh mưa lũ
21:00' - 18/10/2020
Tại thành phố Vinh, đến chiều 18/10, nhiều trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đã có thông báo gửi đến phụ huynh về việc cho học sinh nghỉ học vào ngày 19/10.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nam Phi: ít nhất 20 thanh niên tử vong bất thường trong quán rượu
19:06' - 26/06/2022
Ít nhất 20 thanh niên được xác nhận tử vong chưa rõ nguyên nhân trong một quán rượu tạm bợ ở thành phố Đông London, miền Nam của Nam Phi.
-
Đời sống
Prudential Việt Nam trao tặng 140 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó
15:40' - 26/06/2022
Thông qua các sự kiện Prudential Việt Nam đã trao tặng 140 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó tại Tp. Hồ Chí Minh, với tổng giá trị lên tới hơn 210 triệu đồng.
-
Đời sống
Lễ hội văn hóa Ẩm thực Việt Nam và Quốc tế - Sáng tạo từ trứng
12:04' - 26/06/2022
Ngày 26/6, tại Hà Nội đã diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Nam và Quốc tế - Sáng tạo từ trứng (Eggs Festival) nhân dịp Ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
-
Đời sống
Hầu hết các khu vực có chỉ số tia cực tím gây hại cao đến rất cao
08:58' - 26/06/2022
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/6, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều ở gây hại cao đến rất cao (mức 7-9.7).
-
Đời sống
Nguyễn Thị Ngọc Châu đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022
07:44' - 26/06/2022
Tối 25/6, Chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Ngọc Châu xuất sắc giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.
-
Đời sống
Carnival đường phố Sun Fest "khai tiệc" mùa hè sôi động ở Đà Nẵng
20:53' - 25/06/2022
Carnival đường phố Sun Fest, quy tụ 10 xe diễu hành trang hoàng lộng lẫy với 160 vũ công, nghệ sỹ trong nước và quốc tế.
-
Đời sống
Trung Quốc ban bố mức cảnh báo cao do nắng nóng ở nhiều thành phố
14:44' - 25/06/2022
Ngày 25/6, chính quyền thành phố Trịnh Châu - thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã ban bố cảnh báo Đỏ về nhiệt độ cao.
-
Đời sống
Vụ thủy điện gây ngập 62 hộ dân ở Kon Tum: “Trên bảo, dưới không nghe?”
09:02' - 25/06/2022
Dù Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã yêu cầu công ty chủ đầu tư của các thủy điện gây ngập lụt phải thống nhất phương án bồi thường song, việc phối hợp của các công ty dường như đang đi vào “ngõ cụt”.
-
Đời sống
Kiến nghị hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi giá xăng, dầu tăng cao
18:26' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng cao.