Các chuỗi cửa hàng bách hóa lớn của Hàn Quốc mở rộng hoạt động ra nước ngoài
Những công ty này "Big Three" đang trông cậy vào sự phổ biến toàn cầu của các sản phẩm Hàn Quốc, chủ yếu trong ngành thời trang và làm đẹp. Trong khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng trong nước thắt chặt hầu bao do giá cả tăng cao thì danh tiếng của các thương hiệu Hàn Quốc đã mở rộng cơ hội thâm nhập thị trường toàn cầu cho các nhà bán lẻ cao cấp Hàn Quốc.
Shinsegae đang sử dụng nền tảng doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) Hyper Ground để kết nối các công ty Hàn Quốc với thị trường Nhật Bản. Một quan chức của công ty này cho hay: “Theo nền tảng B2B, chúng tôi kết nối các công ty thời trang vừa và nhỏ của Hàn Quốc với thị trường nước ngoài bằng cách hỗ trợ họ về các thủ tục pháp lý trong việc ký kết hợp đồng, thủ tục hải quan xuyên biên giới và hậu cần”.
Ngoài Shinsegae, Hyundai cũng đang tích cực quản lý các cửa hàng hoạt động tạm thời (pop-up) tại Nhật Bản. Hồi đầu tháng này, cửa hàng Hyundai Global Pop-up Store nằm trong cửa hàng bách hóa Shibuya PARCO ở Tokyo (Nhật Bản) đã bắt đầu giới thiệu các thương hiệu thời trang Hàn Quốc cho một chiến dịch kéo dài đến tháng 12.
Trước đó, cửa hàng này đã ghi nhận doanh số 3 tỷ won (2,2 triệu USD) trong chiến dịch đầu tiên diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, vượt mục tiêu hiệu suất 150% và đạt doanh số cao kỷ lục tại cửa hàng bách hóa.
Tháng trước, Hyundai đã ký thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác với cửa hàng bách hóa Hankyu của Nhật Bản để cung cấp dịch vụ liên kết cho khách hàng VIP của cửa hàng này. Ngoài Nhật Bản, Hyundai cho biết cũng đang có kế hoạch ký nhiều thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác hơn với các cửa hàng bách hóa tại Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong (Trung Quốc) và châu Âu.
Trong khi đó, Lotte đã chứng kiến lượng khách đến trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake Hanoi tại Việt Nam tăng đột biến. Kể từ khi khai trương vào tháng 9/2023, trung tâm thương mại này đã giới thiệu hơn 30 thương hiệu Hàn Quốc thông qua các cửa hàng pop-up, thu hút tổng cộng 10 triệu lượt khách hồi tháng trước.
Sự mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài của các cửa hàng bách hóa Hàn Quốc đạt được thành quả khi doanh số bán hàng của ngành công nghiệp thời trang và làm đẹp nước này tăng tại Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á và Mỹ.
Một quan chức trong ngành cho biết thị trường bán lẻ trong nước ở Hàn Quốc đặt ra những thách thức đáng kể cho các công ty của nước này do doanh số bán hàng giảm, thúc đẩy các công ty trên mở rộng hoạt đông ra thị trường quốc tế.
Tin liên quan
-
Công nghệ
YouTube, Instagram chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường ứng dụng Hàn Quốc
08:15' - 21/10/2024
Theo số liệu mới nhất công bố ngày 20/10, YouTube và Instagram đang chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường ứng dụng Hàn Quốc về thời gian sử dụng.
-
Kinh tế tổng hợp
Hơn 40% số ca tử vong của người nước ngoài tại Hàn Quốc không rõ nguyên nhân
17:52' - 20/10/2024
Báo cáo của Bộ Tư pháp Hàn Quốc (MOJ) ngày 19/10 cho thấy Chính phủ nước này không xác định được nguyên nhân gây ra hơn 40% số ca tử vong của công dân nước ngoài tại Hàn Quốc trong những năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tổng kết “đường găng” khó nhất dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
16:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổng kết công tác phối hợp, chỉ đạo, thi công tháo dỡ đê quây và kênh vào cửa lấy nước dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
-
Doanh nghiệp
"Ông trùm" vận tải biển châu Á chi 1,45 tỷ USD mua lại công ty logistics Hà Lan
15:23'
Nhật Bản - Nippon Yusen (NYK Line) sẽ mua lại Movianto International, một công ty Hà Lan chuyên về dịch vụ hậu cần liên quan đến chăm sóc sức khỏe, với giá khoảng 1,25 tỷ euro (1,45 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
TikTok tiếp tục đối mặt cáo buộc vi phạm quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân
08:59'
Noyb - nhóm vận động bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng Internet - đã đệ đơn khiếu nại mới, cáo buộc TikTok, AliExpress và WeChat không tuân thủ các yêu cầu về quyền truy cập dữ liệu.
-
Doanh nghiệp
Kiên định với chiến lược 3 trọng điểm
07:58'
Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục trồi sụt khó lường, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục kiên định với chiến lược 3 trọng điểm để tăng tốc và về đích năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: TKV chuyển đổi toàn diện theo hướng “xanh - số - hiệu quả - bền vững”
19:59' - 17/07/2025
Ngày 17/7, Đảng bộ Tập đoàn TKV đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.
-
Doanh nghiệp
PVOIL sẽ bán thí điểm xăng sinh học E10 từ tháng 9/2025
19:47' - 17/07/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Cao Hoài Dương-Chủ tịch Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) về kế hoạch sản xuất để thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc từ 1/1/2026.
-
Doanh nghiệp
Nhiệt điện Long Phú 1 gấp rút thi công để phát điện vào năm 2027
18:57' - 17/07/2025
Những ngày này, không khí đang thực sự "nóng" trên công trường dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 bởi tất cả đều đang hướng về mục tiêu phát điện vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04' - 17/07/2025
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.
-
Doanh nghiệp
BSR-hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh
10:39' - 17/07/2025
Nhằm đảm bảo nguồn cung xăng E10 ra thị trường từ đầu năm 2026, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực phục hồi sản xuất nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất.