Các công ty lọc dầu tiếp tục phải cắt giảm công suất
Mùa Xuân vừa qua, các công ty đã phải cắt giảm 35% sản lượng do nhu cầu du lịch giảm mạnh vì dịch bệnh. Khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, sản lượng lọc dầu đã tăng nhẹ vào cuối tháng 8.
Tuy nhiên, tại quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới là Mỹ và một số nơi khác, các công ty lọc dầu đã phải tăng sản lượng một cách chậm chạp để ứng phó với nguồn dự trữ ngày càng tăng, nhu cầu suy yếu trong thời gian dài và để ứng phó với thảm họa tự nhiên.
Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn thứ hai thế giới - đã giúp nhu cầu dầu mỏ thế giới phục hồi sau khi khống chế thành công dịch bệnh. Tuy nhiên, các công ty lọc dầu của Trung Quốc cũng xuất khẩu nhiên liệu.
Lượng dầu xuất khẩu của Trung Quốc đã suy giảm mạnh do đại dịch COVID-19 tác động đến nhu cầu của các nước châu Á khác. Theo các nhà phân tích, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc sẽ cắt giảm sản lượng trong tháng 9.
PetroChina sẽ dẫn đầu với việc cắt giảm 5-10% sản lượng so với tháng 8, trong bối cảnh dự trữ hàng hóa dồi dào và tỷ lệ xuất khẩu thấp.
Các sản phẩm như diesel, nhiên liệu cho máy bay và dầu sưởi, vốn thường được tích trữ trước mùa Đông, thì năm nay đều dư thừa, dẫn tới viễn cảnh lợi nhuận không mấy sáng sủa cho ngành lọc dầu trong những tháng tới.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Mùa Thu là thời điểm sử dụng dầu sưởi và diesel tăng lên, tuy nhiên với hơn 179 triệu thùng dầu đang cất giữ trong kho, gần với mức kỷ lục, các công ty lọc dầu đã không còn động lực để duy trì hoạt động sản xuất.
Sản lượng của các công ty lọc dầu Mỹ hiện vẫn thấp hơn thời kỳ trước đại dịch là 20%. Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm công suất từ tháng 7 và tháng 8.
Chuyên gia kinh tế David Fyfe tại Argus nhận định dù kinh tế có phục hồi, thì nhu cầu nhiều khả năng sẽ vẫn thấp hơn 2 triệu thùng so với quý IV/2019. Sản lượng dầu tại châu Á có thể giảm sâu hơn trong giai đoạn bảo trì theo mùa từ tháng 9- tháng 11, với một số cơ sở sản xuất trên thế giới sẽ đóng cửa.
Theo số liệu của công ty tham vấn Longzhong, hiệu suất hoạt động của các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đạt 78,6% vào cuối tháng 8, giảm khoảng 3,6% so với tháng 7.
Tại Mỹ, lợi nhuận từ hoạt động lọc dầu vào khoảng 9 USD/thùng, gần mức thấp nhất vào tháng 4. Một số nhà máy lọc dầu tại Philadelphia và Chicago đã phải tạm dừng một số hoạt động trong mùa Thu để tiết kiệm chi phí.
Nhà phân tích John Auers đánh giá một số nhà máy lọc dầu đã gặp khó khăn do họ không có tiền để bảo trì tại thời điểm hiện tại, nhưng cũng không được hưởng lợi từ việc duy trì hoạt động.
Trong khi đó, theo KY Lin, người phát ngôn của công ty Formosa Petrochemical (Đài Loan), các công ty châu Á còn phải đối mặt với việc giá bán chính thức từ Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu thô khác ở Trung Đông cao hơn mức giá vào mùa Xuân, khiến nhiều cơ sở lọc dầu lớn phải giảm hoạt động.
Cụ thể, Nhật Bản - quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới - đã giảm công suất lọc dầu từ 72% vào giữa tháng 8 xuống còn 65,9% trong tuần kết thúc ngày 12/9. Về phần mình, Công ty lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc SK Innovation Co Ltd cho biết đang cân nhắc giảm công suất từ 85% trong tháng 7-8 xuống còn 80% trong tháng 9-10.
Tuần trước, lần thứ hai trong hai tháng, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2020 do triển vọng phục hồi yếu.
IEA dự báo tiêu thụ dầu mỏ và nhiên liệu lỏng toàn cầu sẽ đạt trung bình 91,7 triệu thùng/ngày trong năm 2020, giảm 200.000 thùng so với dự báo trước và giảm 8,4 triệu thùng so với con số 100,1 triệu thùng/ngày năm 2019./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ
08:17' - 15/09/2020
OPEC nhận định nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ giảm sâu hơn trong năm nay so với dự báo trước đó do tác động của dịch COVID-19.
-
Hàng hoá
Ngành lọc dầu Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề trong quý I/2020
16:15' - 03/05/2020
Số liệu ngày 3/5 cho thấy các công ty lọc dầu hàng đầu của Hàn Quốc ghi nhận tình hình kinh doanh tồi tệ trong quý I/2020, trong bối cảnh sản lượng dầu mỏ toàn cầu vượt xa nhu cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.