Các công ty Mỹ hy vọng được hợp tác với Huawei trong phát triển tiêu chuẩn mạng 5G
Các kỹ sư tại một số công ty công nghệ của Mỹ đã phải ngừng tham gia phát triển các tiêu chuẩn cho mạng 5G với Huawei, sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa tập đoàn Trung Quốc này vào “danh sách đen” hồi tháng 5/2019 với lý do an ninh quốc gia.
Động thái đó khiến các công ty không chắc chắn về những công nghệ và thông tin nào mà nhân viên của họ có thể chia sẻ với Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Song các lãnh đạo ngành công nghiệp và quan chức chính phủ cho biết điều đó đã đặt Mỹ vào thế bất lợi. Theo những người này, trong các cuộc họp thiết lập tiêu chuẩn cho mạng 5G thế hệ mới, nơi các công ty trao đổi về giao thức và thông số kỹ thuật để đảm bảo thiết bị của họ hoạt động trơn tru, Huawei có được tiếng nói mạnh mẽ hơn trong khi các kỹ sư của Mỹ ít khi lên tiếng. Hai nguồn tin cho biết sau gần một năm đưa Huawei và “danh sách đen”, Bộ Thương mại Mỹ đã soạn thảo một quy định mới để giải quyết vấn đề nêu trên. Về cơ bản, quy định mới này cho phép các công ty Mỹ tham gia vào các tổ chức xác lập tiêu chuẩn 5G mà Huawei cũng là thành viên. Các nguồn tin lưu ý quy định mới này vẫn có thể được điều chỉnh lại. Dự thảo đang được xem xét lần cuối tại Bộ. Nếu được thông qua, quy định sẽ được gửi đến các cơ quan khác để phê duyệt. Song không rõ toàn bộ quá trình sẽ mất bao lâu hoặc liệu một cơ quan khác có phản đối hay không. Ngoài ra, hiện quy định này được dự báo sẽ chỉ giải quyết vấn đề với Huawei chứ không bao gồm các thực thể khác được liệt kê trong “danh sách đen”, như công ty sản xuất video giám sát Hikvision của Trung Quốc . Bà Naomi Wilson, Giám đốc chính sách cấp cao về châu Á tại Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin (ITIC), cho biết Chính phủ Mỹ muốn các công ty Mỹ duy trì khả năng cạnh tranh với Huawei. Nhưng chính sách của Washington đã vô tình khiến các công ty Mỹ để mất ưu thế vào tay Huawei và những bên khác cũng được đưa vào “danh sách đen”. Bên cạnh đó, bà Wilson cho biết sự không chắc chắn đã khiến các tổ chức xác lập tiêu chuẩn có trụ sở tại Mỹ cân nhắc chuyển ra nước ngoài. Một trong số đó là quỹ phi lợi nhuận RISC-V, bên đã quyết định chuyển cơ sở từ bang Delaware sang Thụy Sỹ vài tháng trước. RISC-V chuyên giám sát ngành công nghệ bán dẫn đầy triển vọng được phát triển với sự hỗ trợ của Lầu Năm Góc. Song họ muốn đảm bảo rằng những công ty bên ngoài nước Mỹ có thể giúp quỹ này phát triển công nghệ mã nguồn mở của họ. Một quan chức chính quyền cấp cao giấu tên cho biết việc thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mạng 5G. Các cuộc thảo luận sẽ bao gồm cả việc cân bằng những tiêu chuẩn đó với nhu cầu an ninh quốc gia của Mỹ. Tiêu chuẩn công nghiệp cũng là một mảng kinh doanh lớn cho các công ty viễn thông. Họ đều mong muốn công nghệ được cấp bằng sáng chế của riêng mình được coi là thiết yếu đối với các tiêu chuẩn chung, qua đó có thể thúc đẩy lợi nhuận của họ tăng thêm hàng tỷ USD./.- Từ khóa :
- Huawei
- Mỹ
- doanh nghiệp Mỹ
- mạng 5G
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Liệu Washington có thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng Huawei sử dụng công nghệ Mỹ?
06:30' - 30/04/2020
Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc mới đây tuyên bố các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể có của Mỹ cấm cung cấp chip sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp này.
-
Chuyển động DN
Anh khẳng định vẫn để Huawei tham gia xây dựng mạng 5G
08:05' - 22/04/2020
Chính phủ nước Anh đến nay vẫn giữ nguyên quyết định để công ty Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng điện thoại 5G.
-
Công nghệ
Huawei tăng cường sản xuất chip trong nước do hạn chế của Mỹ
07:50' - 17/04/2020
Tập đoàn thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd đang dần chuyển gia công chip do Huawei thiết kế từ công ty sản xuất bán dẫn TSMC sang nhà sản xuất trong đại lục.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.