Các địa phương chủ động khôi phục đàn vật nuôi sau bão, lũ
Các tỉnh, thành này gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Công văn nêu rõ, bão số 3 đã đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, gây ra những đợt mưa lớn, lũ lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND dân các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo quyết liệt công tác khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi nhằm ổn định phát triển sản xuất.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND dân các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai tích cực các biện pháp trong phòng chống thiệt hại do bão, lũ cho đàn vật nuôi trên địa bàn.
Đồng thời, cử ngay các đoàn công tác đến các huyện, xã kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng các nguồn lực sẵn có tại địa phương. Chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ kịp thời cho công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, xây dựng các giải pháp khắc phục phù hợp với điều kiện ở địa phương.
Chủ tịch UBND dân các tỉnh chỉ đạo chính quyền cơ sở có trách nhiệm thống kê đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại và thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trong việc khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi.
Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp khôi phục, khắc phục tái đàn. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định; không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.
Sau bão lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào có cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục. Nước uống phải sạch và đầy đủ.
Đặc biệt, khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị bão, lũ ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.
Bộ trưởng cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cần thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh...
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.
Bộ trưởng đề nghị Chủ tịch UBND dân các tỉnh chỉ đạo tăng cường cán bộ về tận các thôn, xã cùng với lực lượng thú y cơ sở kiểm tra các cơ sở chăn nuôi để hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do bão, lũ. Cùng đó, tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng ở những vùng trũng, ngập lụt kéo dài, vùng có nguy cơ cao; tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi.
Tin liên quan
-
Dự báo thời tiết
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở Bắc Bộ và mưa lớn kéo dài ở Tây Nguyên và Nam Bộ
17:09' - 14/09/2024
Theo dự báo thời tiết từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, chiều tối 14/9, khu vực Bắc Bộ có mưa, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; mưa lớn kéo dài ở Tây Nguyên và Nam Bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nước lũ rút dưới báo động 1, Phú Thọ tìm kiếm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
13:02' - 14/09/2024
Ngày 13/9/2024, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản gửi các sở, ban, ngành liên quan về việc thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn sự cố sập cầu Phong Châu.
-
Kinh tế & Xã hội
Không để dịch bệnh dai dẳng kéo dài trên đàn vật nuôi
15:55' - 02/07/2024
Địa phương đã và đang có dịch bệnh động vật cần công bố dịch cấp huyện, tỉnh và tổ chức chống dịch theo đúng quy định, bảo đảm xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi
17:09' - 27/05/2024
Ngày 27/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Lào Cai và mục tiêu tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 43%
20:48'
Giai đoạn 2026 - 2030, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phấn đấu tuyển sinh và đào tạo cho khoảng 60.000 lao động, trong đó đào tạo cho 51.000 lao động nông thôn; đào tạo 27.000 lao động tay nghề cao.
-
DN cần biết
Cửa khẩu thông minh: Điểm nhấn cho hiệu suất thông quan
12:35' - 06/10/2024
Với mô hình cửa khẩu thông minh, cơ quan quản lý có thể giám sát được hàng hóa chặt chẽ hơn nhờ sự phối hợp giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc trong việc trao đổi dữ liệu giữa hai bên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam và Tunisia chưa quan tâm đúng mức đến thị trường của nhau
10:17' - 06/10/2024
Hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Tunisia vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng do doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến thị trường của nhau.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với thép CORE nhập khẩu từ Việt Nam
11:03' - 05/10/2024
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Minh bạch cung ứng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày
08:51' - 05/10/2024
Các chuyên gia cho rằng ngành dệt may và da giày cần phải thúc đẩy thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
-
DN cần biết
Nhiều hãng hàng không hủy chuyến bay đến Trung Đông do căng thẳng leo thang
07:59' - 05/10/2024
Nhiều chuyến bay thương mại đến và đi từ các sân bay ở Trung Đông vẫn bị hủy trong ngày 4/10, giữa lúc các cuộc không kích những mục tiêu ở Liban tiếp tục diễn ra.
-
DN cần biết
Canada gia hạn rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu với ống dẫn dầu
09:18' - 04/10/2024
CBSA gia hạn thời gian rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với ống dẫn dầu (OCTG) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ một số nước; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Kết nối cung cầu công nghệ doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản
21:22' - 02/10/2024
Chiều 2/10, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp với các cơ quan liên quan của Nhật Bản tổ chức phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản.
-
DN cần biết
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
20:58' - 02/10/2024
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.