Các doanh nghiệp phải liên kết với nông dân để tạo chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn
Ngày 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đi thăm và khảo sát vấn đề an toàn thực phẩm tại một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và bếp ăn tập thể dành cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Công ty TNHH San Hà, một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá việc triển khai chuỗi thực phẩm an toàn khép kín, đưa thực phẩm “từ trang trại thẳng đến bàn ăn” mà doanh nghiệp này đang thực hiện là đúng đắn và phù hợp với xu thế hiện nay.Phó Thủ tướng hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp thực hiện theo mô hình này. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải làm sao liên kết được với những nông dân chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ để họ tham gia vào chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thành phố Hồ Chí Minh cần nhân rộng, áp dụng rộng rãi việc sử dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc thực phẩm, từ đó dần thay đổi thói quen sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. “Về lâu dài chúng ta phải làm sao hướng tới người dân trong nước được sử dụng thực phẩm đạt tiêu chuẩn như các loại thực phẩm xuất khẩu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Tổng Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho biết, hiện mỗi ngày doanh nghiệp này cung ứng ra thị trường khoảng 200 tấn thực phẩm các loại, trong đó chủ yếu là thịt gia cầm tươi. Trước đây, thị trường mà Công ty TNHH San Hà hướng tới là cung cấp cho các siêu thị và chợ truyền thống. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây doanh nghiệp đã mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Hiện Công ty TNHH San Hà có 14 cửa hàng tiện ích bán thực phẩm trên toàn thành phố, dự kiến mỗi năm doanh nghiệp này phát triển thêm 30 cửa hàng phân phối, phục vụ nhu cầu của người dân.Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm bếp ăn tập thể dành cho công nhân của Công ty TNHH Nidec Tosok tại Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7). Đây là một trong số ít doanh nghiệp tự tổ chức bếp ăn tập thể dành cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đại diện doanh nghiệp, hiện mỗi ngày bếp ăn của doanh nghiệp này nấu khoảng 5.500 suất ăn giữa ca phục vụ công nhân với đơn giá 16.000 đồng/suất. Toàn bộ nguồn nguyên liệu của bữa cơm hằng ngày do các đơn vị có uy tín cung ứng và được kiểm soát chặt trước khi chế biến nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
Sau buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng với các thành viên trong đoàn công tác đã ăn trưa ngay tại nhà ăn của công nhân. Phó Thủ tướng đã ăn suất cơm công nhân và đánh giá cao chất lượng bữa ăn. “Sức khỏe của công nhân lao động là vốn quý bởi đây là lực lượng lao động chính của xã hội. Chăm lo cho bữa cơm công nhân cũng chính là chăm lo đến năng suất lao động. Những doanh nghiệp hiểu được điều này rất đáng trân trọng”, Phó Thủ tướng khẳng định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn
07:53' - 06/05/2018
Là một thành phố đông dân cư, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn, nhất là tại các chợ đầu mối.
-
Kinh tế Việt Nam
An toàn thực phẩm: Tiêu chí hàng đầu cho xuất khẩu
12:22' - 29/04/2018
Nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất cũng đã có những đầu tư đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiến tới xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.