Các hãng thời trang khốn đốn trong năm đại dịch COVID-19
Hãng thời trang thể thao Adidas của Đức cho hay hoạt động kinh doanh gián đoạn do đại dịch COVID-19 đã khiến lợi nhuận giảm tới 78% trong năm 2020. Tuy nhiên, không vì thế hãng mất đi sự lạc quan khi dự báo về đà ăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Trong báo cáo tài chính công bố ngày 10/3, Adidas cho hay lợi nhuận ròng của hãng đã giảm xuống còn 432 triệu euro (513 triệu USD) trong năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số 1,97 tỷ euro của năm 2019. Doanh thu của Adidas cũng giảm 16%, xuống còn 19,8 tỷ euro.
Tuy nhiên, hãng thời trang thể thao này lạc quan cho biết hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng Adidas tại hầu hết các nước trên thế giới, ngoại trừ châu Âu, đã hồi phục trong quý IV/2020 sau thời gian dài phải đóng cửa do các biện pháp hạn chế.
Tại châu Âu, khoảng một nửa cửa hàng Adidas đã phải đóng cửa vào cuối năm ngoái, trùng vào dịp mua sắm Giáng sinh. Doanh thu của thương hiệu hàng đầu Adidas đã giảm 13% trong năm ngoái, trong khi thương hiệu Reebok thuộc sở hữu của hãng này giảm 16% doanh thu.
Tháng 2, Adidas thông báo kế hoạch bán thương hiệu Reebok mà hãng đã thâu tóm hồi năm 2006 với giá 3,1 tỷ euro nhằm cạnh tranh với đối thủ Nike của Mỹ. Nỗ lực đổi mới Reebok của Adidas không thành công dù hãng này có được sự hậu thuẫn của các nhân vật nổi tiếng như Victoria Beckham, Cardi B hay ca sĩ Ariana Grande.
Trái ngược với hoạt động kinh doanh trực tiếp, mảng kinh doanh trực tuyến của Adidas khởi sắc hơn với doanh thu tăng 53% lên mức 4 tỷ euro, chiếm tới 20% tổng doanh thu của hãng.
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành Adidas Kasper Rorsted cho hay với 95% cửa hàng trên khắp thế giới mở cửa trở lại, Adidas sẽ vượt qua thử thách và tăng trưởng trong năm 2021. Hãng dự báo doanh thu có thể tăng từ 15%-20% trong năm nay, với sự phát triển mạnh mẽ được kỳ vọng tại các thị trường Trung Quốc, các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Adidas cũng dự doán lợi nhuận ròng vào khoảng 1,25 tỷ -1,45 tỷ euro trong năm 2021.
Tập đoàn thời trang Inditex của Tây Ban Nha cũng không thoát được "cơn bão" tài chính do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Lợi nhuận ròng của hãng này - chủ sở hữu thương hiệu Zara- đã giảm 70% trong năm ngoái, xuống còn 1,1 tỷ euro (1,31 tỷ USD). Đây là mức giảm nhiều hơn so với dự báo sau một năm nhiều nước thực hiện lệnh phong tỏa và nhu cầu giảm do đại dịch.
Inditex cho hay lợi nhuận ròng trong quý IV/2020 đã giảm 53%, xuống còn 435 triệu euro trong khi doanh thu là 6,3 tỷ euro. Nguyên nhân là do các biện pháp phong tỏa và người dân châu Âu hạn chế mua sắm vào cuối năm ngoái. Tính đến 8/3, khoảng 15% cửa hàng của Inditex trên toàn thế giới vẫn chưa thể mở cửa trở lại do dịch bệnh.
Tập đoàn bán lẻ thời trang của Tây Ban Nha, vốn sở hữu 6.829 cửa hàng trên khắp thế giới, cho biết tổng doanh thu trong năm 2020 đã giảm 28% từ mức 20,4 tỷ euro của năm trước đó. Tuy nhiên, mảng kinh doanh trực tuyến lại tăng mạnh, tới 77%.
Tính đến ngày 31/1 vừa qua, khoảng 30% cửa hàng của Inditex buộc phải đóng cửa do các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt và khoảng 52% cửa hàng thực hiện biện pháp hạn chế. Inditex dự đoán phải đến ngày 12/4 toàn bộ cửa hàng của tập đoàn này mới mở cửa trở lại.
Inditex đang lên kế hoạch thu hẹp quy mô hoạt động, thay vào đó tăng đầu tư tại các địa điểm thuận lợi cho cả việc bán hàng trực tiếp và trực tuyến. Cho tới này, Inditex đã "khai tử" 751 trong số 1.200 cửa hàng trong chiến lược trên./.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Adidas giảm 97% lợi nhuận do dịch COVID-19
17:24' - 27/04/2020
Nhà sản xuất đồ thể thao Adidas của Đức ngày 27/4 thông báo doanh số và lợi nhuận trong quý I đã giảm mạnh do đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Giám đốc điều hành Adidas cảnh báo "tất cả đều thua" trong cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung
19:43' - 08/08/2019
Ngày 8/8, hãng sản xuất đồ thể thao Adidas của Đức cảnh báo "tất cả các bên đều thua" nếu cuộc chiến tiền tệ giữa Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước khác bị khơi mào.
-
Doanh nghiệp
Tòa án EU: Hoạ tiết 3 sọc của Adidas không phải là nhãn hiệu phù hợp
17:19' - 19/06/2019
Ngày 19/6, Tòa sơ thẩm của Liên minh châu Âu (EU) đã ra phán quyết rằng họa tiết 3 sọc của Adidas không phải là một nhãn hiệu phù hợp do thiếu đặc điểm riêng để phân biệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt hơn 100 tỷ USD năm 2030
08:44'
Ngày 16/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2030.
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch bổ sung Apple Intelligence vào kính thực tế ảo Vision Pro
14:35' - 16/02/2025
Apple đang khẩn trương tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của mình để chiếm ưu thế trước các đối thủ.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị mua lại ChatGPT của tỷ phú Elon Musk
09:39' - 16/02/2025
OpenAI- công ty phát triển chatbot AI ChatGPT cho biết, Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ tỷ phú Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
Nỗ lực cho hành trình xanh hóa hàng không
09:36' - 15/02/2025
Nhằm giải quyết bài toán giảm phát thải khí, hiện các hãng hàng không đang tích cực chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics chuyển mạnh sang số hoá
09:04' - 15/02/2025
Doanh nghiệp ngành logistics đang đầu tư mạnh cho chuyển đổi số để giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị 97,4 tỷ USD từ Elon Musk
08:08' - 15/02/2025
Ngày 14/2, OpenAI cho biết Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
TikTok quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google ở Mỹ
08:00' - 15/02/2025
TikTok đã quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google vào tối 13/2 (giờ địa phương).
-
Doanh nghiệp
Gỡ vướng cho doanh nghiệp FDI tỷ USD tại Bình Dương
22:14' - 14/02/2025
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cùng đại diện các sở, ngành liên quan đã có buổi làm việc với hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn trên địa bàn
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc
16:00' - 14/02/2025
Theo kết quả khảo sát, nhiều công ty Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những thách thức, bao gồm tính cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, được phản ánh bởi chi phí lao động gia tăng.