Các hộ gia đình Anh đang "vung tay quá trán"
Điều này làm dấy lên lo ngại tăng trưởng kinh tế của "Xứ sở sương mù" đang dựa trên các khoản nợ ngày càng lớn và có thể dễ dàng sụp đổ.
Theo phóng viên TTXVN tại London, dự báo trên của Cơ quan trách nhiệm ngân sách (OBR) cảnh báo rằng bóng ma "khủng hoảng tín dụng" hồi năm 2008 có thể trở lại đe dọa Vương quốc Anh, mà nguyên nhân chính là do mức vay mượn và chi tiêu hộ gia đình không bền vững.
Năm năm trước, tình hình diễn ra hoàn toàn trái ngược khi thu nhập của các hộ gia đình Anh vượt chi tiêu tới gần 70 tỉ bảng trong bối cảnh người dân thắt chặt chi tiêu để đối phó khủng hoảng tài chính và tìm mọi cách tiết kiệm số tiền kiếm được.
Tuy nhiên, số liệu thống kê mới nhất của OBR cho thấy chi tiêu của các hộ gia đình Anh hiện ngập sâu trong sắc đỏ, do niềm tin kinh tế phục hồi dẫn tới cơn sốt chi tiêu trên toàn quốc.
Theo số liệu của OBR, trong năm 2009-2010, các hộ gia đình Anh chi tiêu ít hơn mức họ kiếm được 68,9 tỉ bảng. Con số này giảm xuống 67 tỉ bảng trong năm 2010-2011, 35,7 tỉ bảng trong năm 2011-2012 và 27 tỉ bảng trong năm 2012-2013. Sau đó, chi tiêu của các gia đình Anh bắt đầu vượt con số kiếm được, với mức lạm chi là 12,4 tỉ bảng trong năm 2013-2014 và 29,4 tỉ bảng trong năm 2014-2015.
OBR dự báo mức lạm chi này tiếp tục tăng lên 40,4 tỉ bảng trong năm 2016-2017, 43,9 tỉ bảng trong năm 2017-2018, 48,6 tỉ bảng trong năm 2018-2019 và 49,5 tỉ bảng trong năm 2019-20. Tổng mức vay mượn hộ gia đình dự kiến sẽ lên tới 222 tỉ bảng trong nhiệm kỳ Quốc hội hiện nay (2015-2020).
Bên cạnh đó, OBR cũng dự báo tỉ lệ nợ trên thu nhập của hộ gia đình Anh sẽ lên tới 163% vào năm 2020-2021, gần bằng với mức 168,2% khi nền kinh tế "Xứ sở sương mù" rơi vào tình trạng khẩn cấp hồi cuối thập niên trước.
Bà Seema Malhotra, Thứ trưởng Tài chính trong Nội các bóng tối của Công đảng đối lập, đánh giá thống kê này thực sự là tiếng chuông báo động bởi điều này cho thấy Bộ trưởng Tài chính George Osborne đang dựa vào việc hàng triệu hộ gia đình Anh vay nợ hơn nữa để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Bà Malhotra cũng cho rằng có nguy cơ thực sự là hàng triệu gia đình Anh sẽ rơi vào điêu đứng nếu lãi suất bắt đầu tăng.
Số liệu của OBR được đưa ra tiếp sau một nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cho thấy nợ thế chấp trung bình ở Vương quốc Anh đã tăng từ 83.000 bảng trong năm 2014 lên 85.000 bảng trong năm nay.
Các khoản nợ không có bảo đảm (Unsecured debt) - bao gồm cả phí thẻ tín dụng, vay cá nhân, vay sinh viên và các hóa đơn dịch vụ tiện ích - hiện vào khoảng 8.000 bảng trên mỗi hộ gia đình./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh nỗ lực kiềm chế tăng trưởng tín dụng "nóng"
13:13' - 16/12/2015
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mark Carney khẳng định ưu tiên kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm cải thiện và nâng cao khả năng đàn hồi của hệ thống ngân hàng.
-
Kinh tế & Xã hội
Thị trường lao động Anh: Nữ giới “lép vế”
14:58' - 15/12/2015
Kết quả khảo sát thị trường lao động Anh cho thấy, nữ giới thường thiệt thòi hơn các đồng nghiệp nam trong vấn đề tiền thưởng hàng năm cũng như cơ hội nhận được những công việc có thu nhập cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp nhỏ đóng góp hơn 1.800 tỷ USD cho kinh tế Anh
13:13' - 08/12/2015
Nước Anh được ví như một "đất nước của những ông chủ cửa hiểu" khi mà 2/3 tổng số việc làm được tạo ra của khu vực kinh tế tư nhân thuộc về các doanh nghiệp nhỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27'
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26'
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26'
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.