Các khoản vay phục vụ tiêu dùng sẽ được thực hiện trên nền tảng công nghệ số
Sáng 9/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại hội trường về việc tiếp cận các khoản vốn vay đúng đối tượng, tránh tình trạng trục lợi chính sách; nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc ứng dụng công nghệ số đối với hoạt động vay và cho vay…
Doanh nghiệp không có khả năng phục hồi sẽ không được vay vốn
Ngay sau Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện và tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% với tổng ngân sách là 40.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về những giải pháp để kiểm soát chương trình, tránh tình trạng dòng vốn đi vào khu vực không cần thiết và đặc biệt là trục lợi chính sách, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là gói hỗ trợ được doanh nghiệp và người dân rất quan tâm. Trong quá trình xây dựng, Chính phủ cũng họp rất nhiều để thiết kế các quy định đảm bảo việc triển khai thuận lợi nhất và hạn chế những khó khăn, vướng mắc. Ngân hàng Nhà nước cũng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành bàn thảo để việc thực hiện hiệu quả nhất. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình cũng đã nêu rất rõ các nhóm đối tượng. Đó là những nhu cầu vay vốn thuộc một số ngành kinh tế đã được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp theo chuẩn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thứ hai là nhu cầu cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ sẽ do Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương để rà soát và công bố danh mục là cơ sở rất rõ ràng. Để thiết kế một cách công bằng, công khai, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, khi xây dựng chương trình này, có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan trong các khâu dự toán, thực hiện dự toán cũng như quyết toán, đặc biệt trong Nghị định cũng quy định cần có sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước đối với các khoản cho vay trước khi Bộ Tài chính thực hiện quyết toán. Vấn đề thứ hai mà các đại biểu Quốc hội đặt ra là sau đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp đang có khoản vay phải hoãn giãn, chưa phải trả nợ và cũng không có tài sản đảm bảo để thế chấp, nhưng những doanh nghiệp này lại có các phương án kinh doanh tốt, thuộc nhóm cần được phục hồi, liệu có tiếp cận được gói hỗ trợ này không.Trả lời về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay từ khi bàn thảo và trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã họp nhiều lần, xác định các đối tượng có thể tiếp cận phải là các doanh nghiệp có khả năng trả nợ, khả năng phục hồi.
Trong các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đều yêu cầu các tổ chức tín dụng cho vay đúng đối tượng, đảm bảo được các yêu cầu mới cho vay. Nếu trong quá trình thẩm định, đánh giá mà các tổ chức tín dụng xác định doanh nghiệp đó không đủ điều kiện sẽ không tiếp cận được chương trình này.
Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định, trên thực tế, trong thời gian qua Chính phủ cũng đã có rất nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch COVID-19 không thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ trong chương trình này.
Nỗ lực ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động cho vay
Về ứng dụng, chuyển đổi số trong hoạt động cho vay, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động cho vay nhưng Việt Nam vẫn chưa triển khai được nhiều.
Trước những ý kiến đề nghị ngành ngân hàng có giải pháp, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước khẳng định, chuyển đổi số là một xu hướng ở các nước trên thế giới và nhiều nước đang tổ chức triển khai rất hiệu quả.
Đối với Việt Nam, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định rất rõ phải hướng đến chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, xã hội số; Chính phủ đã có các chương trình và Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành chương trình hành động, trong đó đặt ra những mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phải phấn đấu tối thiểu 50% và đến năm 2030 là 70% các khoản vay, cho vay của ngân hàng, của các công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ phục vụ tiêu dùng phải được thực hiện qua kênh số. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, trên thực tế ngành ngân hàng là một trong những ngành rất tích cực trong vấn đề ứng dụng công nghệ và đã có các bước nền tảng để chuyển đổi số. Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn xác thực khách, tức là khách hàng mở tài khoản trên phương tiện điện tử mà không cần đến ngân hàng. Đấy là những nền tảng ban đầu, nhưng đối với các hoạt động khác như thanh toán tiền, về cơ bản các ngân hàng đã thực hiện trên kênh số và người dân có thể ở nhà cũng tiếp cận được dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện nay việc xác thực khách hàng, kể cả khách hàng đến trực tiếp ngân hàng cũng như thông qua phương tiện điện tử để mở tài khoản đã thực hiện tốt, nhưng để biết khách hàng có khả năng trả nợ hay không lại là một điểm rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng, hiện vẫn phải thực hiện trực tiếp. Vì vậy, ở Việt Nam để xác thực thì khách hàng muốn vay vốn đang có khoản nợ và có khả năng trả nợ hay không để cho vay trên phương tiện điện tử mà không cần khách hàng phải đến ngân hàng, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải tập hợp được rất nhiều các dữ liệu, thông tin cơ sở để thẩm định được khách hàng đó có đủ khả năng trả nợ hay không, cần phải có thời gian để thực hiện. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hiện nay Bộ Công an cũng đang triển khai rất quyết liệt việc xây dựng cơ sở dữ liệu công dân, có thể kết nối với các bộ, ngành và các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Công an để cập nhật dữ liệu về dân cư. Trong nỗ lực thực hiện ứng dụng công nghệ số vào hoạt động tài chính, vừa rồi một số ngân hàng cũng đã kết nối và thử nghiệm thông qua căn cước công dân để kết nối với tất cả các ngành khác. Cũng trong phiên chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời những câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về việc giải quyết tình trạng nợ xấu, vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý tốt tiền mặt, giá vàng, tránh tình trạng lạm phát…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Nỗ lực giảm lãi suất cho doanh nghiệp và xử lý triệt để tình trạng nợ xấu
17:54' - 08/06/2022
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành lãi suất, giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường phát triển
17:40' - 08/06/2022
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, một mặt chúng ta phải giám sát, quản lý chặt thị trường, nhưng mặt khác phải tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49'
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37'
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi
18:53'
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.