Các kịch bản của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Theo báo “Văn Hối” (Hong Kong), sau vài tháng đạt được tiến triển đáng kể trong đàm phán thương mại song phương, Mỹ bất ngờ tuyên bố tăng thuế từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ ngày 10/5/2019, đồng thời đe dọa sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chính phủ Trung Quốc lập tức đưa ra phản ứng, tuyên bố áp dụng mức thuế tối đa 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá 60 tỷ USD từ Mỹ kể từ ngày 1/6/2019.
Sau 11 vòng đàm phán thương mại song phương, Trung Quốc và Mỹ (một lần nữa) bước vào giai đoạn leo thang căng thẳng, phá vỡ cục diện yên bình ghi nhận được sau khi hai bên hồi tháng 12/2018 nhất trí tạm dừng tăng thuế và tiếp tục đàm phán.
Tuy nhiên, diễn biến vẫn phù hợp với dự báo cơ bản của giới phân tích, theo đó trong giai đoạn đàm phán thương mại Mỹ-Trung, những biến động ngắn hạn sẽ gia tăng nhưng hai bên cuối cùng sẽ đạt được thỏa thuận để tránh gây ra cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Không thể phủ nhận rằng căng thẳng thương mại đang nóng lên, nhưng do hạn chế của mỗi bên, Mỹ và Trung Quốc không dễ đánh cược thêm trong cuộc xung đột thương mại. Điều quan trọng là việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc có thể gây tổn hại cho chính nền kinh tế Mỹ, trong khi tình hình kinh tế của Trung Quốc có thể nói tốt hơn so với một năm trước.
Mặc dù môi trường lạm phát ở Mỹ vẫn tốt, nhưng kể từ khi Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lần đầu tiên vào tháng 6/2018, thực lực kinh tế của nước này đã suy yếu với tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I/2019 chỉ đạt 3,2%, so với mức tăng 4,2% ghi nhận trong quý II/2018.
Vòng áp thuế tiếp theo đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá hơn 300 tỷ USD có thể gây tác động lớn hơn lên người tiêu dùng và nhà bán lẻ so với hai vòng áp thuế trước, điều này có thể dẫn đến giá tiêu dùng tăng cao, lợi nhuận của nhà bán lẻ giảm đi và thu nhập khả dụng giảm xuống.
Ngược lại, tình hình của Trung Quốc có thể nói là thuận lợi hơn năm ngoái. Nền kinh tế nước này vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt (tăng trưởng GDP trong quý I/2019 là 6,4%, trong khi tốc độ tăng trưởng trong quý II/2018 chỉ cao hơn một chút, ở mức 6,7%).
Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn áp dụng các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời đưa ra các chính sách chủ yếu nhắm vào người tiêu dùng để giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.
Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn bị tác động mạnh bởi đợt áp thuế bổ sung, nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn rất cảnh giác với những thách thức trong thời gian tới.
Khi quan hệ căng thẳng thương mại bước vào giai đoạn mới, các nhà đầu tư phải nắm bắt các kịch bản khác nhau cũng như những tác động của chúng. Theo giới phân tích, có 4 khả năng cho thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ:
Kịch bản đầu tiên là Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận thương mại, loại bỏ thuế quan bổ sung áp đặt từ năm 2018. Đây là kết quả tốt nhất cho thị trường, vì nó đánh dấu sự kết thúc mang tính biểu tượng của căng thẳng thương mại và cam kết của cả hai bên trong việc tìm kiếm các giải pháp dài hạn. Hiện nay, các nhà phân tích cho rằng đây là kịch bản có cơ hội xảy ra thấp nhất trong ngắn hạn.
Theo kịch bản thứ hai, hai bên đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng mức thuế hiện tại (bao gồm cả đợt áp thuế mới nhất thực hiện năm 2019) vẫn không thay đổi. Đây là kết quả có khả năng xảy ra cao nhất. Ngay cả khi điều này mang đến khung thỏa thuận cuối cùng giữa hai bên, song theo dự kiến cơ bản, cọ xát giữa hai nước sẽ tiếp tục.
Kịch bản thứ ba là không thể đạt được thỏa thuận thương mại và hai bên tiếp tục áp dụng thuế quan hiện nay. Cuối cùng, kịch bản thứ tư là áp đặt thêm thuế quan hoặc đàm phán thương mại đổ vỡ. Trong trường hợp này, quan hệ căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang, bao gồm cả việc áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu.
Giới đầu tư có thể hiểu được về sự leo thang gần đây của tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và tương lai của cuộc chiến thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng dự báo cơ bản đưa ra ban đầu vẫn là kết quả rất có thể xảy ra: biến động ngắn hạn, song cuối cùng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận.
Thuế quan chắc chắn sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc, nhưng Chính phủ Trung Quốc có thể đưa ra các biện pháp kích thích hơn nữa để loại bỏ các tác động tiêu cực mà tranh chấp thương mại dai dẳng tạo ra đối với nền kinh tế, như lấy chính sách nội nhu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu. Chi phí tiêu dùng chiếm hơn 70% GDP của Trung Quốc trong năm 2018.
Tương tự, động lực kinh tế của Mỹ đã suy yếu, những tổn thất do đợt thuế quan tiếp theo gây ra đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ trong nước có thể sẽ nghiêm trọng hơn so với trước đây.
Theo tình hình hiện nay, khả năng đạt được thỏa thuận bãi bỏ thuế quan là thấp nhất, nhưng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận, duy trì mức thuế quan hiện tại và đưa ra khuôn khổ để đạt được thỏa thuận cuối cùng trong tương lai. Khả năng này được xem là lớn hơn nhiều so với nguy cơ nổ ra một cuộc chiến thương mại toàn diện./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung : Cơ hội hay thách thức với thị trường chứng khoán?
12:44' - 28/05/2019
Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 6: Khả năng ứng phó và cơ hội của các nước
17:00' - 27/05/2019
Cuộc chạy đua cả về kinh tế, thương mại, chính trị và mới nhất là công nghệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng trên quy mô toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 5: Giải pháp ứng phó ban đầu
16:58' - 27/05/2019
Việt Nam có khá nhiều cơ hội về đầu tư và thương mại trong ngắn hạn, mặc dù về trung và dài hạn vẫn có thể chịu tác động tiêu cực do kinh tế thế giới và các đối tác lớn giảm tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 4: Đối sách cho xuất nhập khẩu
16:56' - 27/05/2019
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang là điểm nóng toàn cầu khiến Trung Quốc đẩy mạnh chính sách xuất khẩu sang các nước thứ 3, trong đó có Việt Nam để trốn thuế và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung-Bài 3: Doanh nghiệp làm gì để ứng phó?
16:53' - 27/05/2019
Phóng viên BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về cục diện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 2: Những góc nhìn
16:51' - 27/05/2019
Được đánh giá là nền kinh tế có độ mở lớn với thế giới, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ có những tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 1: "Khúc quanh mới" và hệ lụy
16:47' - 27/05/2019
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng với những đòn áp thuế trả đũa lẫn nhau, trong khi các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
08:49' - 07/05/2019
Theo phóng viên TTXVN tại LB Đức, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng nước này Peter Altmaier đã cảnh báo về nguy cơ leo thang cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).