Các kịch bản của đồng ruble trước tác động của đàm phán Nga-Mỹ
Như vậy, chỉ trong một ngày tỷ giá giữa đồng USD và ruble đã giảm 1 ruble 91 kopeck, tỷ giá giữa đồng euro và ruble giảm 1 ruble 58 kopeck.
Điều gì đang chờ đợi đồng ruble?
Các chuyên gia không kỳ vọng đồng ruble sẽ suy yếu mạnh. Hơn nữa, họ tin tưởng rằng tình hình này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc vào đầu tháng 3.
Ít nhất, nếu đến đầu tháng 3 không có thỏa thuận rõ ràng (giữa Nga và Mỹ) và tuyên bố chính thức nào về việc dỡ bỏ (đóng băng) ít nhất một số lệnh trừng phạt, thì sau khi kết thúc kỳ đóng thuế, đợt tăng giá mạnh của đồng ruble sẽ dừng lại.
Còn nếu Nga và Mỹ thực hiện các biện pháp thiết thực để cải thiện quan hệ, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, điều này sẽ dẫn đến dòng vốn chảy vào nước này, bao gồm cả vốn nước ngoài và tỷ giá đồng USD và ruble có thể tiếp tục giảm xuống còn khoảng 70-80 ruble, chuyên gia phân tích Denis Popov của ngân hàng Promsvyazbank tin tưởng nhưng vẫn chưa coi đây là kịch bản cơ sở.
Đưa ra dự báo cho đồng ruble lúc này là không dễ dàng, vì bất kỳ thay đổi địa chính trị nào cũng có thể ngay lập tức thay đổi tỷ giá, lên hay xuống tùy thuộc vào tiến trình đàm phán chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Quan trọng là phải hiểu tỷ giá hối đoái nào có lợi cho chính quyền? Một mặt, việc tăng giá đồng ruble trong dài hạn là cần thiết nhằm mục đích giảm kỳ vọng lạm phát và tăng giá. Và điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho Ngân hàng Trung ương Nga, khi cơ quan này đã nhiều tháng qua không thể giảm lạm phát ngay cả khi phải đánh đổi bằng mức lãi suất chủ chốt rất cao. Trong khi việc đồng ruble phá giá kích thích lạm phát tăng thông qua việc tăng chi phí nhập khẩu.
Mặt khác, tỷ giá cao hiện nay không thực sự có lợi cho kế hoạch bổ sung ngân sách và nếu tình hình này tiếp diễn trong thời gian dài, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nga sẽ bắt đầu có biện pháp, chuyên gia Ivan Efanov tin tưởng. Ngân sách được xây dựng với tỷ giá trung bình năm là 96,5 ruble với giá dầu là 69,7 USD/thùng, trong khi giá dầu Urals vào tháng 1 thấp hơn - 66,5 USD/thùng và tỷ giá hiện cũng thấp hơn - 88 ruble/USD.
Các nhà xuất khẩu cần đồng ruble yếu hơn thì họ mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn và lấp đầy ngân sách bằng nguồn thu nhập cao hơn. Sự tăng giá của đồng ruble gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu xuất khẩu và thu ngân sách.
“Đồng ruble có thể “giảm giá trở lại”, trước tiên là do tin tức địa chính trị tiêu cực, vì lập trường của các bên đàm phán còn rất xa mới đạt được điểm chung. Thứ hai, không được quên về thâm hụt ngân sách. Đồng ruble mạnh không có lợi cho Bộ Tài chính. Do đó, nếu đồng ruble tăng giá quá mức, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nga có thể tăng mua ngoại tệ”, ông Alexey Grishchenko, giáo sư Trường Quản lý Cao cấp thuộc Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, cho biết.
Theo ước tính của ông, một tỷ giá hối đoái thuận lợi giữa đồng ruble và USD là ở mức từ 95-105 ruble/USD vào năm 2025. Tỷ giá này sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Do đó, ông Grishchenko tin rằng tỷ giá hối đoái đồng ruble trong quý II/2025 sẽ dao động trong khoảng này, từ 95–105 ruble đổi 1 USD.
Nhà phân tích Chernov tin rằng tỷ giá hối đoái USD-ruble phù hợp với cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu là khoảng 90–92 ruble. Ông đưa ra ý kiến này xuất phát từ thực tế rằng khi chính quyền điều tiết tỷ giá hối đoái đồng ruble trong một năm rưỡi thông qua việc bắt buộc các nhà xuất khẩu bán doanh thu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái đồng USD-ruble tám tháng liên tiếp đã biến động trong một biên độ rất hẹp là 89–93 ruble/USD. Nếu chính quyền duy trì tỷ giá này trong thời gian dài như vậy thì có lẽ đây là tỷ giá dễ chịu. Tuy nhiên, ông Chernov không loại trừ khả năng nếu thâm hụt ngân sách của Nga tăng vào cuối năm, thì tỷ giá sẽ lại hoàn toàn khác.
Theo giới chuyên gia, có nhiều yếu tố có thể buộc đồng ruble giảm giá. Nhà phân tích Chernov lưu ý rằng đồng ruble có thể yếu đi nếu thặng dư trong tài khoản thương mại của Nga giảm trong bối cảnh xuất khẩu giảm hoặc nhập khẩu vào nước này tăng mạnh. Mà xuất khẩu hoàn toàn có thể giảm vì vào cuối tháng 2, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với tàu chở dầu của Nga và gói trừng phạt thứ 16 của Liên minh châu Âu (EU) được đưa ra gần đây đều sẽ có hiệu lực, trong đó cũng áp đặt lệnh cấm hoạt động lên 73 tàu chở dầu của Nga.
Một mặt, quan hệ giữa Mỹ và Nga đang có chuyển biến khả quan, mặt khác, áp lực trừng phạt có thể gia tăng. Các lệnh trừng phạt mới của Mỹ và EU có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu và tác động tiêu cực đến cán cân thương mại ngay từ tháng 3. Mà giảm xuất khẩu là yếu tố cơ bản khiến đồng ruble mất giá, và mức mất này khó ngăn chặn vì lệnh bắt buộc bán doanh thu ngoại tệ sẽ không còn hiệu quả nữa.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bốn ngân hàng tại Anh bị phạt tiền vì chia sẻ thông tin nhạy cảm
10:42' - 22/02/2025
Các khoản tiền phạt sẽ cao hơn đáng kể nếu những ngân hàng không thực hiện các bước đi bất thường để đảm bảo rằng điều này không xảy ra nữa.
-
Ngân hàng
PBoC thận trọng, neo lãi suất giữa bão thuế
11:20' - 20/02/2025
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) ngày 20/2 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay.
-
Ngân hàng
Nhật Bản: Lãi suất dài hạn đạt mức cao nhất trong 15 năm
20:26' - 19/02/2025
Vào ngày 18/2, lãi suất tại Nhật Bản đã đạt mức cao nhất trong khoảng 15 năm, do lạm phát gia tăng làm dấy lên kỳ vọng về đợt tăng lãi suất tiếp theo từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
-
Ngân hàng
New Zealand hạ lãi suất xuống mức thấp nhất trong hai năm
20:23' - 19/02/2025
Ngày 19/2, RBNZ - Ngân hàng Dự trữ của New Zealand, tức ngân hàng trung ương, đã thực hiện cắt giảm 50 điểm cơ bản đối với lãi suất chính thức (OCR) xuống mức thấp nhất trong hai năm là 3,75%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD “chật vật” tìm kiếm động lực tăng giá
13:48' - 22/02/2025
Đồng USD mạnh lên so với nhiều loại tiền tệ khác như đồng euro, bảng Anh và đô la Australia (AUD).
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ xấu "bủa vây" người tiêu dùng Mỹ
08:57' - 22/02/2025
Tình hình tài chính của người tiêu dùng Mỹ đang trở nên đáng lo ngại, khi số lượng người rơi vào tình trạng nợ nần tăng lên nhanh chóng.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF kêu gọi Thái Lan cắt giảm lãi suất
16:26' - 21/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã khuyến nghị Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) cắt giảm thêm lãi suất để hỗ trợ lạm phát và cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tổng thống Argentina ban hành sắc lệnh chuyển đổi Ngân hàng Nhà nước thành công ty đại chúng
09:14' - 21/02/2025
Nhà nước Argentina sẽ kiểm soát 99,9% vốn cổ phần của công ty và 0,1% còn lại sẽ nằm trong tay Quỹ Ngân hàng Nhà nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Gia tăng nhu cầu tích trữ USD ở Hàn Quốc
08:53' - 21/02/2025
Tình hình kinh tế bất ổn và gia tăng rủi ro từ bên ngoài đã khiến nhu cầu tích trữ USD ở Hàn Quốc gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF rà soát kế hoạch giải ngân vốn vay cho Ukraine
22:08' - 20/02/2025
Giới chức Ukraine đã bắt đầu đàm phán với một nhóm công tác của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để rà soát chương trình cho vay mới nhất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ xuống mức kỷ lục
08:10' - 20/02/2025
Các nhà phân tích nhận định sự thay đổi này một phần phản ánh mong muốn đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của Trung Quốc bằng cách mua các tài sản như vàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed cân nhắc tạm dừng cắt giảm lãi suất
08:06' - 20/02/2025
Nhiều quan chức Fed đã lưu ý cơ quan này có thể giữ lãi suất chính sách ở mức hạn chế nếu nền kinh tế vẫn mạnh và lạm phát vẫn ở mức cao.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản bùng nổ trước lo ngại lãi suất tăng
17:33' - 19/02/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản đang sôi động khi nền kinh tế phục hồi và các công ty tranh thủ phát hành trái phiếu trước nguy cơ lãi suất tăng cao.