Các ngân hàng trung ương nghiên cứu phát hành tiền kỹ thuật số
Trung Quốc - nước tiên phong
Các quốc gia đang đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC). Trung Quốc - nước đi đầu trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số đặt mục tiêu phát hành CBDC vào năm 2022, Nhật Bản cũng bắt đầu tiến hành thử nghiệm vào đầu năm 2021. CBDC được dự báo có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống tiền tệ, tài chính quốc tế và cạnh tranh giữa các quốc gia trong vấn đề này sẽ trở nên quyết liệt hơn.Tháng 10/2020, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Trung Quốc, chính phủ nước này đã tiến hành thử nghiệm đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số quy mô lớn đầu tiên với sự tham gia của người dân. Theo đó, khoảng 50.000 người đã được tặng 200 NDT kỹ thuật số và số tiền này có thể sử dụng tại 3.400 cửa hàng tại đặc khu. Anh Hồ Hiên là một trong số những người được tặng NDT kỹ thuật số. Tại quầy thu ngân của cửa hàng sách ở khu vực trung tâm, anh khởi động ví điện tử có NDT kỹ thuật số bằng điện thoại thông minh và thanh toán tiền mua sách giống như tiền NDT giấy thông thường.Mặc dù hình thức của ví điện tử NDT kỹ thuật số giống với các phần mềm thanh toán trực tuyến được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng đó là chủ thể quản lý là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương). Tại Trung Quốc, hình thức thanh toán bằng điện thoại thông minh thông qua phần mềm WeChat và Alipay đã rất phổ biến.Anh Hồ Hiên chia sẻ rằng, đồng NDT kỹ thuật số có thể sử dụng mà không cần kết nối mạng và tạo cảm giác an toàn khi có sự quản lý của ngân hàng trung ương. Anh Hồ cảm thấy hài lòng và nói: "sẽ rất tiện lợi nếu NDT kỹ thuật số trở nên phổ biến và có thể sử dụng trong các chuyến du lịch nước ngoài".
Tháng 12/2020, PBoC cũng phát hành 20 triệu NDT cho 100.000 công dân ở Tô Châu để tiến hành thử nghiệm loại tiền này trong mua sắm trực tuyến. Tại Thâm Quyến, sẽ có hai thử nghiệm về đồng NDT kỹ thuật số được tiến hành trong tháng Một và tháng Hai. Ngoài ra, các khu vực khác như Thành Đô và Tây An thuộc tỉnh Hà Bắc cũng sẽ tiến hành các thử nghiệm tương tự. Trung Quốc là quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển CBDC. Mục tiêu của nước này là đưa đồng NDT kỹ thuật số sử dụng trước Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh năm 2022. Việc khẩn trương phát triển NDT kỹ thuật số được cho là do quan ngại của Chính phủ Trung Quốc với các dịch vụ thanh toán tư nhân đang nở rộng ở nước này.Tỷ lệ sử dụng thanh toán bằng di động ở Trung Quốc đã tăng lên gần 90%, với tổng số tiền thanh toán lên tới 106.000 tỷ yen chỉ tính riêng trong tháng 4-6/2020. Đặc biệt, dịch vụ thanh toán Alipay thu hút được hơn 1 tỷ người dùng và đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc tiến hành điều tra với cáo buộc độc quyền và nguy cơ gây rủi ro cho hệ thống tài chính.
Dự thảo sửa đổi Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được công bố vào tháng 10/2020 có nội dung về tính pháp lý của đồng NDT kỹ thuật số. Theo đó, "đồng NDT bao gồm các định dạng vật lý và dữ liệu", ngoài ra, dự thảo quy định cấm tư nhân phát hành tiền kỹ thuật số.Trong bài phát biểu tháng 10/2020, Giám đốc Viện Nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số của PBoc Mạc Trường Xuân đã cảnh báo các dịch vụ thanh toán tư nhân có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và đe dọa sự ổn định tài chính nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra. Ông nhấn mạnh sự ra đời của đồng NDT kỹ thuật số sẽ giúp cơ quan chức năng nắm bắt sự dịch chuyển dòng tiền giữa các cá nhân dễ dàng hơn, ngăn chặn hoạt động rửa tiền, đồng thời nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ.CBDC - Xu hướng tất yếu?Vốn dĩ, việc ngân hàng trung ương các nước quan tâm phát triển tiền kỹ thuật số hơn là do kế hoạch phát triển tiền ảo với tên gọi Libra của công ty Facebook (FB) vào năm 2019. Với khoảng 3 tỷ người sử dụng FB, tiền ảo Libra có thể nhanh chóng phổ biến trên thế giới nếu được đưa vào lưu thông.Với khả năng chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, chi phí rẻ, tiền ảo Libra được người dân tại các quốc gia đang phát triển kỳ vọng. Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước lại phản đối mạnh mẽ do lo ngại đồng tiền này ảnh hưởng đến hệ thống tài chính như gia tăng hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp, giảm hiệu quả chính sách tài chính…
Các quốc gia lo ngại đồng Libra có thể thay thế loại tiền tệ chủ chốt là USD, euro, cũng như không thể kiểm soát dòng tiền giữa các cá nhân sử dụng Libra. Ngoài ra, một lý do khác đó là quan ngại về khả năng quản lý quyền riêng tư của Facebook khi công ty này đã làm lộ thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng vào năm 2016.
Liên minh châu Âu (EU), vốn đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ thông tin cá nhân, đã tăng cường kiểm soát đối với các công ty công nghệ thông tin lớn của Mỹ do lo ngại hành vi lạm dụng vị thế độc quyền. Sau thông báo của Facebook về Libra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ngay lập tức triển khai lực lượng đặc biệt và chính thức thảo luận về việc phát triển tiền kỹ thuật số riêng.Ban đầu, Facebook lên kế hoạch bắt đầu triển khai tiền ảo Libra vào nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải trì hoãn. Các công ty dự kiến tham gia hệ thống thanh toán Libra như Visa, Mastercard và PayPal cũng sớm rút lui. Sau đó, Facebook đã thu gọn kế hoạch và đổi tên thành đồng Diem nhằm đổi mới hình ảnh, tìm kiếm sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền. Tờ Financial Times của Anh đã đăng tải thông tin khả năng tiền ảo của Facebook sẽ được chấp thuận vào tháng 1/2021.Công ty PayPal cho biết việc chuyển sang tiền kỹ thuật số là "không thể tránh khỏi" và công ty này sẽ hỗ trợ thanh toán bằng tiền kỹ thuật số. Dự báo cạnh tranh giữa ngân hàng trung ương và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán tư nhân sẽ quyết liệt trong thời gian tới.Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) - vốn thận trọng với CBDC - cũng bắt đầu thử nghiệm CBDC vào đầu năm 2021. BoJ giả định thử nghiệm ba giai đoạn để kiểm chứng khả năng lưu thông, phát hành CBDC trên hệ thống, thử nghiệm với sự tham gia của người tiêu dùng.
BoJ cho biết, cơ quan này sẽ nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật như khả năng sử dụng không cần nguồn điện, khả năng bảo mật và xem xét có hoặc không áp mức lãi suất với loại tiền này. Mặt khác, chính quyền Mỹ hiện sở hữu loại tiền tệ chủ chốt là USD thể hiện thái độ thận trọng khi thông báo "không có kế hoạch phát hành CBDC".
Trong số các quốc gia phát triển, Thụy Điển đang bước vào giai đoạn chuẩn bị phát hành CBDC. Cũng giống như Trung Quốc, tại Thụy Điển, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như dịch vụ "Swish" đã trở nên phổ biến, tiền mặt ngày càng ít được sử dụng, thậm chí, tiền tiêu vặt cũng được bố mẹ gửi cho con cái thông qua Swish, sau đó, trẻ em sẽ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để mua sắm.Nhật Bản có tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao hơn so với các quốc gia phát triển khác và nhu cầu CBDC không cấp thiết. Đồng yen kỹ thuật số có lợi ích là giải quyết tình trạng không thể thanh khoản giữa các loại tiền kỹ thuật số tư nhân hiện nay, tuy nhiên, nguy cơ lại đến từ khả năng tiền gửi sẽ chuyển sang đồng yen kỹ thuật số, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Trong một cuộc họp diễn ra vào năm ngoái, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Nhật Bản Kanetsugu Mike chỉ ra rằng: "Vẫn còn nhiều điểm tranh luận và vấn đề cần giải quyết".Việc BoJ thúc đẩy thử nghiệm CBDC được cho là do cảnh giác đối với Trung Quốc. Tháng 12/2020, Ủy ban Điều tra chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã kêu gọi BoJ hoàn thành giai đoạn thẩm tra kỹ thuật CBDC trước năm 2022. Phát biểu trong một buổi họp báo, ông Amari, Hạ nghĩ sĩ thuộc LDP bày tỏ lo ngại rằng: "Sự hỗn loạn và xung đột sẽ nảy sinh nếu xuất hiện quốc gia muốn chiếm quyền kiểm soát CBDC".Tháng 10/2020, các Bộ trưởng Tài chính và các Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tổ chức cuộc họp và kêu gọi minh bạch, luật hóa đối với CBDC. Mặc dù không chỉ đích danh quốc gia nào, tuy nhiên, có thể thấy đây là động thái hướng đến kiềm chế Trung Quốc.
Mối quan ngại của các quan chức Nhật Bản là khả năng Trung Quốc sẽ kiểm soát tiêu chuẩn công nghệ lõi của CBDC với tư cách là quốc gia tiên phong, khi đó khả năng đồng yen kỹ thuật số cũng phải sử dụng nền tảng tiêu chuẩn kỹ thuật Trung Quốc và điều này sẽ trở thành vấn đề an ninh kinh tế khi thông tin dòng tiền cá nhân có thể bị kiểm soát thông qua CBDC.Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Nomura Tetsuya Inoue cho rằng, khi Trung Quốc vẫn còn kiểm soát giao dịch vốn đầu tư xuyên quốc gia thì cuộc chiến giành quyền bá chủ CBDC vẫn còn chưa đến. Mối quan tâm của các quốc gia hiện nay là cạnh tranh giành quyền bá chủ công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp. Nhật Bản cần cùng với các nước xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về mặt kỹ thuật của CBDC, đồng thời chủ động đưa công nghệ Nhật Bản sớm ứng dụng trong lĩnh vực này./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Các ngân hàng trung ương toàn cầu đẩy mạnh nghiên cứu về tiền kỹ thuật số
18:18' - 28/01/2021
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các ngân hàng trung ương toàn cầu đang đẩy mạnh nghiên cứu về tiền kỹ thuật số, trong bối cảnh các đồng tiền điện tử như bitcoin vẫn ít sử dụng để thanh toán.
-
Tài chính & Ngân hàng
80% ngân hàng trung ương trên thế giới nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số
11:10' - 12/01/2021
So với hệ thống thanh toán của ngân hàng truyền thống, tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương có tiềm năng giảm bớt hệ thống trung gian và cấp bậc trong quá trình thanh toán.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng NDT kỹ thuật số - biện pháp để quốc tế hóa đồng NDT
05:30' - 08/12/2020
Theo The Diplomat, Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy đồng tiền kỹ thuật số của nước này để làm tăng các giao dịch thanh toán toàn cầu bằng đồng nhân dân tệ (NDT).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.