Các nước Bắc Mỹ chưa thể công bố thỏa thuận NAFTA sơ bộ
Các cuộc đàm phán nhằm nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vẫn chưa đủ tiến bộ để 3 nước Mỹ, Mehico và Canada có thể thông báo một thỏa thuận sơ bộ tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ dự kiến diễn ra ở thủ đô Lima (Peru) trong các ngày 13 và 14/4 tới.
Ngày 8/4, hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn tin nội bộ biết cuộc gặp giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo và Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tại thủ Washington trước đó 2 ngày tuy đã đạt được một số tiến bộ, song vẫn còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết trước khi có thể công bố một thỏa thuận sơ bộ về mặt nguyên tắc.
Theo nguồn tin trên, thỏa thuận về nguyên tắc không có nghĩa là một thỏa thuận không hoàn chỉnh, thậm chí nó cần phải bao gồm những vấn đề được phân định rõ "trắng đen", chứ không thể để lại một số vấn đề mở cho các cuộc thảo luận sau đó. Nếu đàm phán tiến triển, các nước vẫn có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới.
Trước đó, ngày 7/4, phát biểu trên truyền hình sau các cuộc thảo luận tại Mỹ, Ngoại trưởng Canada Freeland cho biết các cuộc thảo luận đã bước vào giai đoạn mới chuyên sâu và có tính ràng buộc cao hơn.
Quá trình đàm phán đang có những tiến triển nhất định khi cả ba bên đều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận tốt, có lợi cho cả ba. Bà Freeland cũng cho biết bà sẽ lưu lại tại thủ đô Washington lâu hơn để tiếp tục tham gia các cuộc thảo luận.
Trong khi đó, Bộ Kinh tế Mexico cũng cho biết ba bên đã nhất trí các đoàn đàm phán sẽ phải đẩy mạnh các công việc kỹ thuật trong những ngày tới và cố gắng tìm ra sự cân bằng để quá trình đàm phán có thể diễn ra suôn sẻ.
Các vấn đề còn bất đồng trong tái đàm phán NAFTA liên quan tới các đề xuất của Mỹ về nâng hàm lượng nội địa khu vực đối với ô tô, áp thuế tạm thời đối với trái cây và rau củ từ Mexico và Canada, điều khoản tự động hết hạn sau 5 năm và xóa bỏ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại.
Hiện chính quyền Washington đang gia tăng sức ép để sớm đạt được thỏa thuận, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống tại Mexico vào tháng 7 tới hoặc là trước bầu cử quốc hội giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11.
Các bên đều đang hướng tới mục tiêu đạt được thỏa thuận về nguyên tắc trước Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ tại Peru vào tuần tới.
Đây cũng là thời điểm mà Nhà Trắng cần một thỏa thuận thương mại để xoa dịu nỗi lo của công chúng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc nổ ra liên quan các biện pháp tăng thuế áp dụng với các mặt hàng xuất khẩu của cả hai bên.
NAFTA, có hiệu lực từ năm 1994, hiện chiếm 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Trao đổi thương mại nội khối đạt trên 1.200 tỷ USD năm 2017, trong đó Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả Mexico và Canada./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mexico, Mỹ và Canada hướng tới một thỏa thuận sơ bộ về NAFTA
13:13' - 06/04/2018
Các bộ trưởng phụ trách tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ sẽ nhóm họp vào ngày 6/4 tại Washington (Mỹ).
-
Kinh tế Thế giới
Ba nước đàm phán vẫn có sự khác biệt trong phiên bản NAFTA mới
12:38' - 04/04/2018
Mặc dù đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan về triển vọng tái đàm phán NAFTA nhưng giữa ba nước Mỹ, Canada và Mexico vẫn còn “khoảng cách khá xa” trong những vấn đề chính của phiên bản NAFTA mới.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA làm nóng Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ
14:13' - 03/04/2018
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy nhằm đạt thỏa thuận sơ bộ về hiện đại hóa Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.