Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
Với việc Hungary đang bất đồng với EU về đề xuất này, một thỏa thuận để phá vỡ thế bế tắc vẫn khó đạt được.
Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất kế hoạch EU loại bỏ dần nguồn cung dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế của Nga trong vòng sáu tháng cho tới cuối năm nay.Đây là một phần trong nỗ lực nhằm đưa châu Âu thoát khỏi phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch của Moskva, đồng thời cắt giảm nguồn thu béo bở tài trợ cho chiến dịch đang diễn ra tại Ukraine.
Tuy nhiên, Chính phủ Hungary khẳng định sẽ không ủng hộ bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với xuất khẩu năng lượng của Nga. Hungary phụ thuộc rất nhiều vào dầu và khí đốt của Nga. Đề xuất tẩy chay dầu Nga của EU được coi là có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới nền kinh tế nước này, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho Hungary.Việc từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ của Nga chắc chắn sẽ không dễ dàng đối với EU, khi Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất của khối này vào năm 2021, chiếm khoảng 30% lượng dầu nhập khẩu của EU. Đối với một số quốc gia không giáp biển phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga, lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga có thể dẫn đến việc tăng giá trầm trọng hơn và tạo sức ép lớn cho nền kinh tế.
EU đã đề nghị với Cộng hòa Czech (Séc), Hungary và Slovakia một thỏa hiệp, cho phép họ thực hiện lệnh cấm vận dầu của Nga từ giữa hoặc cuối năm 2024. Trong khi đó, EC gần đây đã tiết lộ rằng họ sẽ đầu tư khoảng 2 tỷ euro (2,11 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng dầu mỏ nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Tuy nhiên, thỏa hiệp này đã không làm suy chuyển Hungary. Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định rằng các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga sẽ tàn phá nền kinh tế Hungary, gây tổn thất đáng kể và nước này cần 5 năm để từ bỏ nguồn dầu của Nga. Đầu tuần này, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết nước này sẽ tiêu tốn từ 15-18 tỷ euro (15,8-19 tỷ USD) để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán với EU, Hungary cho thấy một con số thấp hơn nhiều cũng có thể đủ để giải quyết những lo ngại của nước này trong ngắn hạn. Theo các nguồn tin, Ngoại trưởng Szijjarto đã đề xuất khoản kinh phí khoảng 750 triệu euro để đầu tư mở rộng đường ống dẫn dầu nối Hungary với Croatia và chuyển đổi các nhà máy lọc dầu của Nga sang các loại dầu thô khác.Trong khoản kinh phí này, Hungary cần 550 triệu euro để nâng cấp hai nhà máy lọc dầu do tập đoàn năng lượng Hungary MOL vận hành ở Hungary và Slovakia. Hai nhà máy này hiện chỉ có thể sử dụng dầu của Nga.
EU đã áp dụng 5 đợt trừng phạt đối với Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra cách đây hơn hai tháng. Các biện pháp trừng phạt, nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga, đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Thay vào đó, tác động của các lệnh trừng phạt đang “ăn sâu” vào nền kinh tế châu Âu, làm gia tăng nguy cơ lạm phát kèm suy thoái. Theo một báo cáo do Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố gần đây, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã tăng 50% so với một năm trước. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt đã gây thiệt hại cho nền kinh tế EU, với việc giá cả tăng cao làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn khối. Dự báo kinh tế của EC đưa ra mới đây đã phác họa một bức tranh “ảm đạm” cho nền kinh tế EU và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào năm 2022. Tăng trưởng GDP thực tế ở cả EU và Eurozone hiện được dự kiến ở mức 2,7% vào năm 2022 và 2,3% vào năm 2023, thấp hơn so với các mức dự báo tương ứng trước đó là 4% và 2,8%. Cao ủy châu Âu về Kinh tế, Paolo Gentiloni cảnh báo rằng dự báo trên vẫn tiềm ẩn sự không chắc chắn cao và các rủi ro liên quan chặt chẽ đến diễn biến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ông cảnh báo: "Các kịch bản khác có thể xảy ra, theo đó tăng trưởng có thể thấp hơn và lạm phát cao hơn mức dự đoán hiện nay"./.>>>EU và Hungary đàm phán tài chính liên quan việc cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Trung Quốc tăng cường mua dầu "giá hời" từ Nga
18:36' - 20/05/2022
Theo các nhà giao dịch dầu mỏ, Trung Quốc đang tăng cường thu mua dầu giá hời từ Nga, sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với “xứ Bạch dương”.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm phiên chiều 20/5 do lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp
17:42' - 20/05/2022
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 20/5, giữa bối cảnh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các nền kinh tế châu Á lưu tâm đến rủi ro lan tỏa giữa việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.