Các nước G20 vẫn đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các nhiên liệu gây ô nhiễm
Đây là kết luận được đưa ra trong báo cáo phân tích chung do 3 tổ chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu công bố ngày 9/11.
Trong khi sự hỗ trợ của nhà nước đối với dầu khí và than đá đã giảm nhẹ kể từ khi hiệp định mang tính bước ngoặt trên được ký kết, báo cáo nhận thấy rằng các kế hoạch kích thích kinh tế hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của nhiều quốc gia sẽ chứng kiến hàng tỷ USD được "rót" vào các nhiên liệu gây ô nhiễm.
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của các nước trong nhóm Các nền kinh tế mới nổi và hàng đầu thế giới (G20) trong việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, báo cáo cho thấy có ít nhất 170 tỷ USD ngân sách công của các nước này đã được cam kết đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch kể từ khi đại dịch bùng phát.
Tháng trước, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định đại dịch COVID-19 đã đem đến cơ hội "có một không hai" cho các chính phủ trong việc triển khai bước đi mạnh mẽ, mang tính thay đổi đối với đầu tư vào năng lượng sạch. Các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại được nhiều nước áp đặt nhằm khống chế đà lây lan của dịch bệnh này đã góp phần giảm đáng kể lượng khí thải CO2 trong năm nay so với năm 2019.
Tuy nhiên, chính quyền các nước lại dường như không thực tâm thúc đẩy "phục hồi xanh" trong quá trình vực dậy nền kinh tế suy yếu do ảnh hưởng của đại dịch.
Theo báo cáo, các quốc gia giàu có - vốn chịu trách nhiệm cho phần lớn lượng khí thải - có khả năng hủy hoại những tiến bộ nhỏ nhoi mà họ đã đạt được trong việc loại bỏ trợ cấp các nhiên liệu gây ô nhiễm. Trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm các nước này đã chi 584 tỷ USD cho các dự án nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo nhận định không một quốc gia nào đạt được "tiến bộ tốt" trong việc cải cách trợ cấp nhiên liệu gây ô nhiễm để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris. Hầu hết các nước G20 đều bị đánh giá kém do hoạt động thiếu minh bạch và chính sách tiếp tục ủng hộ khai thác nhiên liệu gây ô nhiễm.
Trao đổi với báo giới, bà Anna Geddes, chuyên gia của Viện quốc tế về Phát triển bền vững, đồng tác giả báo cáo, nhận định ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 ập đến, các nước G20 đã "không đi đúng hướng" để đáp ứng các cam kết được nêu trong Hiệp định Paris về việc chấm dứt hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch, thay vào đó họ lại "đi ngược lại" các cam kết trên.
Trong khi đó, ông Bronwen Tucker của tổ chức môi trường Oil Change International, cho rằng chính phủ các nước vẫn đang trong quá trình triển khai những biện pháp tài chính lịch sử để đối phó với đại dịch. Thay vì thúc đẩy một cuộc khủng hoảng lớn khác - biến đổi khí hậu, các chính phủ nên đầu tư vào một tương lai bền vững.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015 yêu cầu các quốc gia trên thế giới kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5-2 độ C. Cho đến nay, nền nhiệt Trái Đất đã ấm lên khoảng 1,2 độ C.
Theo Liên hợp quốc (LHQ), để đạt được mục tiêu trên, thế giới cần giảm lượng khí thải ở mức 7,6%/năm trong thập kỷ này. Báo báo mới đây của LHQ chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 hiện nay không hề khiến cuộc khủng hoảng khí hậu tạm ngừng mà trái lại, mức khí thải nhà kính đã nhanh chóng cao trở lại như trước khi đại dịch xảy ra.
Thậm chí, đại dịch là hồi chuông cảnh tỉnh về những thách thức thậm chí thảm khốc hơn có thể xảy ra trong tương lai, mà trước tiên là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết toàn cầu hiện nay là cố gắng phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19 và ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
LHQ kêu gọi các ngân hàng ngừng cấp vốn cho các dự án nhiên liệu hóa thạch
07:26' - 14/10/2020
Các nhà vận động môi trường trong nhiều năm đã cố gắng ngăn cản ngành công nghiệp dầu mỏ, than đá và khí đốt phát thải gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.
-
Chuyển động DN
Unilever đầu tư 1 tỷ euro để loại nhiên liệu hóa thạch khỏi quá trình sản xuất
07:09' - 03/09/2020
Unilever Plc, tập đoàn đa quốc gia của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, ngày 2/9 cho biết họ sẽ đầu tư 1 tỷ euro để loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Ngân hàng
EIB dừng tài trợ các dự án nhiên liệu hóa thạch từ năm 2022
12:21' - 15/11/2019
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) ngày 14/11 cho biết sẽ dừng tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch từ năm 2022 nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh tế 6 tháng: Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40'
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10'
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.