Các nước sẵn sàng ứng phó kịch bản xấu của kinh tế thế giới
Đại dịch COVID-19 đã khiến hàng triệu người thiệt mạng, khiến nền kinh tế nhiều nước bị tàn phá nặng nề và làm tê liệt hệ thống y tế. Trong vòng hai năm nay, các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nỗ lực đàm phán để đạt sự nhất trí về những cam kết mang tính ràng buộc liên quan tới công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.
Hiện các nhà đàm phán đang thảo luận về dự thảo thỏa thuận tại trụ sở của WHO ở Geneva (Thụy Sỹ). Bản dự thảo dài 32 trang với 34 bài viết, trong đó tập trung vào 5 điểm chính. Đầu tiên là vấn đề tiếp cận và chia sẻ tài nguyên trong trường hợp xảy ra đại dịch.
Dự thảo hướng đến việc thiết lập Hệ thống chia sẻ lợi ích và tiếp cận mầm bệnh ( PABS), một nền tảng mới cho phép chia sẻ nhanh chóng dữ liệu mầm bệnh với các hãng dược phẩm nhằm đẩy nhanh việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ chống lại đại dịch.
Tuy nhiên, đây cũng là phần gây tranh cãi nhất do các quốc gia đang phát triển lo ngại có thể bị hạn chế khả năng tiếp cận vaccine. Các cuộc tranh luận tập trung vào việc liệu có nên yêu cầu các hãng dược phẩm cung cấp 10% sản phẩm miễn phí và 10% sản phẩm với giá phi lợi nhuận cho WHO để phân phối trên toàn cầu. Thứ hai là công tác phòng ngừa và giám sát dịch bệnh. Các quốc gia sẽ tập trung vào việc tăng cường năng lực phòng ngừa và giám sát đại dịch, theo đó phát triển và triển khai các kế hoạch quốc gia toàn diện nhằm phòng ngừa dịch bệnh. Điều này bao gồm việc tiêm chủng định kỳ, quản lý rủi ro sinh học trong phòng thí nghiệm, ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh và ngăn chặn sự lây truyền bệnh từ động vật sang người. Thứ ba, nguồn tài chính bền vững cũng là điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với đại dịch, tập trung vào các nước đang phát triển không đủ nguồn lực. Theo dự thảo, các quốc gia sẽ đồng ý duy trì hoặc tăng nguồn tài trợ trong nước cho công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, đồng thời huy động thêm ngân sách để giúp các nước đang phát triển thực hiện thỏa thuận, thông qua các khoản tài trợ và vốn vay ưu đãi. Thứ tư, mạng lưới chuỗi cung ứng và logistics toàn cầu sẽ được thiết lập nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng, kịp thời với giá cả phải chăng đối với các sản phẩm y tế liên quan đến đại dịch. Trong trường hợp khẩn cấp về đại dịch, các quốc gia sẽ ưu tiên chia sẻ sản phẩm qua mạng lưới để đảm bảo phân phối công bằng dựa trên rủi ro và nhu cầu về sức khỏe cộng đồng.Các nước cũng được yêu cầu không dự trữ quá mức các sản phẩm y tế liên quan đến đại dịch để tránh sự dư thừa không cần thiết.
Cuối cùng là quy định về vaccine và các biện pháp phong tỏa. Giữa những lo ngại về thông tin sai lệch, dự thảo làm rõ việc WHO không có thẩm quyền đưa ra các chính sách y tế quốc gia, bao gồm cả quy định tiêm chủng hoặc hạn chế đi lại cho các nước. Mặc dù đã đạt được tiến bộ ở một số lĩnh vực nhưng những điểm gây tranh cãi vẫn chưa được giải quyết, điều này nhấn mạnh những thách thức trong việc đạt được sự đồng thuận về vấn đề toàn cầu quan trọng này.Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các nhà đàm phán tăng cường nỗ lực hơn nữa để tìm được tiếng nói chung, qua đó đảm bảo sự chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai.
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 16/5 đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024. Đây là bản báo cáo cập nhật tới giữa năm của Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố hồi tháng 1/2024.Bản cập nhật này cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện so với dự báo trước đây; các nền kinh tế lớn đã tránh được suy thoái nghiêm trọng, dù vẫn đối mặt với một số thách thức. Hầu hết các nền kinh tế lớn đã nỗ lực giảm lạm phát mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và dẫn tới suy thoái.
Theo báo cáo mới của LHQ, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2024 và 2,8% trong năm 2025, tăng nhẹ so với dự báo hồi đầu năm là 2,4% cho năm 2024 và 2,7% đối với năm 2025.LHQ nâng dự báo kinh tế thế giới nhờ triển vọng kinh tế lạc quan hơn tại Mỹ, quốc gia có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay, và một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Brazil, Ấn Độ và Nga.
Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2024, tăng nhẹ so với mức 4,7% trong dự báo hồi tháng Một. Trong khi đó, LHQ đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế tại Liên minh châu Âu (EU) từ 1,2% xuống còn 1%.
Đầu tư toàn cầu tiếp tục đà đi xuống kể từ năm 2021 - với tăng trưởng đầu tư, được đo bằng tổng vốn cố định trên thực tế - ước đạt 2,8% trong năm 2023. Điều này phản ánh tình trạng sụt giảm mạnh về tăng trưởng đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển, từ mức 5,1% hồi năm 2022 xuống còn 3,7% vào năm 2023. Lãi suất cao, không gian tài khóa thắt chặt và các rủi ro địa chính trị được cho là nguyên nhân làm xói mòn tăng trưởng đầu tư. Báo cáo đánh giá tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu vẫn yếu. Kim ngạch thương mại hàng hóa sụt giảm liên tục kể từ giữa năm 2022 và tiếp tục giảm 5% trong năm 2023. Đồng USD mạnh trở thành gánh nặng đối với hoạt động nhập khẩu, nhất là tại các nước đang phát triển và trên thực tế giao dịch thương mại Nam-Nam đã giảm tới 7% năm 2023.Ngược lại, khối lượng thương mại hàng hóa lại tăng trưởng nhẹ, báo hiệu khả năng phục hồi nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa nhập khẩu và thương mại toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2024.
Dù LHQ nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu, song đồng thời cũng cho rằng triển vọng kinh tế chỉ lạc quan một cách thận trọng, do tình hình lãi suất cao kéo dài, nợ xấu và rủi ro địa chính trị leo thang sẽ tiếp tục là rào cản đối với tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.Các cú sốc khí hậu nghiêm trọng đặt ra thêm nhiều thách thức cho triển vọng kinh tế toàn cầu, khiến thành tựu phát triển nhiều thập kỷ có thể bị đe dọa. Sự thay đổi chóng mặt về công nghệ - bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI) - đang mang lại nhiều cơ hội và rủi ro mới cho nền kinh tế thế giới.
Còn theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) được công bố ngày 16/4, IMF đã nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn. IMF kỳ vọng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2024, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 1, trong khi tăng trưởng năm 2025 được dự báo sẽ đạt mức 3,2%.IMF cũng dự kiến các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng 1,7% vào năm 2024, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1, trong khi thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay, tăng 0,1% điểm phần trăm từ dự báo gần nhất. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới được dự báo chỉ ở mức 3,1%, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF nhận định mặc dù có nhiều dự báo ảm đạm, nhưng nền kinh tế toàn cầu đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kinh ngạc, với tốc độ tăng trưởng ổn định, lạm phát giảm, và hầu hết các chỉ số đều cho thấy một cuộc "hạ cánh mềm" trong năm 2024. Trong báo cáo WEO, IMF kỳ vọng nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,5% trong năm nay và đóng góp khoảng 60% cho tăng trưởng toàn cầu. Mặc dù triển vọng tăng trưởng năm 2024 của khu vực giảm so với mức 5,0% của năm 2023, nhưng được điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo được IMF đưa ra hồi tháng 10/2023. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng 4,3% vào năm 2025. Theo ông Gourinchas, mặc dù xu hướng lạm phát đang đáng khích lệ nhưng vẫn chưa đạt đến mức mục tiêu, trong khi điều đáng lo ngại là tiến trình hướng tới mục tiêu lạm phát đã phần nào bị đình trệ kể từ đầu năm.Nhà kinh tế trưởng của IMF cũng lưu ý triển vọng tăng trưởng trong trung hạn đang bị tổn hại do sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng gia tăng và sự gia tăng các biện pháp chính sách hạn chế thương mại và công nghiệp.
Trong khi đó, khả năng leo thang xung đột ở Trung Đông sau hành động quân sự của Iran đối với Israel có thể có “tác động mạnh mẽ” đến hạn chế tăng trưởng, làm tăng giá dầu và làm chậm đà lạm phát, khiến các ngân hàng trung ương phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo kinh tế Liban
10:42' - 24/05/2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 23/5 đánh giá các cải cách kinh tế của Liban không đủ để giúp quốc gia Trung Đông này thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Chêch lệch lương vẫn rất lớn ở các nền kinh tế phát triển
10:41' - 24/05/2024
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chêch lệch lương vẫn rất lớn ở các nền kinh tế phát triển.
-
Tài chính
Nền kinh tế lớn thứ chín thế giới chật vật vì lạm phát
07:51' - 24/05/2024
Các hộ gia đình Canada đều đã nhận được thông tin tích cực về chi phí sinh hoạt khi các số liệu về lạm phát hàng tháng cho thấy rằng giá cả đang tăng ở mức dưới 3% hàng năm trong 4 tháng đầu năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoE cảnh báo nguy cơ lạm phát nếu trả đũa thuế quan của Mỹ
13:43'
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey ngày 24/4 cảnh báo rằng việc áp dụng các biện pháp trả đũa thuế quan chống lại Mỹ sẽ đẩy lạm phát của Anh lên cao hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".