Các quốc gia châu Á đứng đầu về dịch vụ kinh doanh toàn cầu
Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur cho biết theo Chỉ số Dịch vụ Toàn cầu (GSLI) năm 2021 của Kearney, các nền kinh tế châu Á tiếp tục chiếm 7 trong số 10 nước dẫn đầu, trong đó Ấn Độ ở vị trí đầu bảng với số điểm 7,09, tiếp theo là Trung Quốc (6,80) và Malaysia (6,22).
Với báo cáo 2 năm/lần này, chỉ số trên theo dõi các diễn biến tình hình ở 60 quốc gia với 4 hạng mục chính, bao gồm sức hấp dẫn về tài chính, kỹ năng và sự sẵn có nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh và cộng hưởng kỹ thuật số.
Giám đốc Điều hành của hãng tư vấn tài chính AGOS ASIA kiêm chuyên gia tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp Joon Teoh cho biết chỉ số GBS sẽ cho phép các tập đoàn đa quốc gia lớn (MNC) và các tổ chức tập trung vào các hoạt động kinh doanh như tài chính, nhân sự, công nghệ thông tin (CNTT) và mua sắm ở một số quốc gia nhất định cung cấp các dịch vụ chia sẻ. Bà nhấn mạnh rằng các MNC đã thành lập trung tâm GBS ở Malaysia bao gồm Shell, AstraZeneca, British American Tobacco và Bash.Trong khi đó, đối với các tổ chức quốc tế liên chính phủ như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), điểm thu hút lớn nhất của Malaysia là sự đa dạng về kỹ năng, bao gồm cả ngôn ngữ vốn có thể là công cụ kết nối được với các quốc gia khác.
Theo chuyên gia Joon Teoh, các trung tâm GBS phục vụ chính những người của họ trong các tập đoàn và tổ chức trên khắp thế giới. Nếu nhân viên của họ phải đi công tác nước ngoài thì vé máy bay, các khoản thanh toán…đều sẽ được quản lý bởi các trung tâm GBS đặt tại Malaysia hoặc các quốc gia khác thông qua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.
Bà đánh giá rằng Chính phủ Malaysia luôn chú trọng đến sự phát triển của GBS trong nước, bao gồm cả tầm quan trọng của GBS trong Kế hoạch Malaysia lần thứ 12 (12MP).
Điều này xuất phát từ việc khi một trung tâm GBS thành lập thường cần đến hàng nghìn nhân viên nên sẽ không chỉ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mà còn giúp thúc đẩy quá trình số hóa quốc gia.
Chính phủ Malaysia đang đưa GBS trở nên có giá trị thông qua thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số. Đây sẽ là điều rất có giá trị đối với Malaysia, nơi mà các trung tâm GPS đang phát triển mạnh mẽ nhờ các nhóm địa phương trong thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển, bao gồm phân tích và tự động hóa quy trình bằng robot.
Theo 12MP, trong 5 năm tới, Malaysia đặt trọng tâm vào việc thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực chiến lược và có tác động cao, bao gồm điện và điện tử, dịch vụ toàn cầu (GS) và hàng không vũ trụ. Trong đó, GS bao gồm các trung tâm chính, GBS và hoạt động của các trụ sở vốn được xem là nguồn đóng góp chính cho các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực dịch vụ. Các khoản đầu tư được chấp thuận vào GS của các công ty đa quốc gia được ghi nhận khoảng 46,1 tỷ RM, chiếm 51,7% tổng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020./.- Từ khóa :
- Malaysia
- kinh tế malaysia
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Bài học cho Singapore từ lệnh cấm xuất khẩu thịt gà của Malaysia
06:30' - 20/08/2022
Tác giả bài viết trên báo The Business Times ngày 16/8 cho rằng việc Malaysia có thể cho phép xuất khẩu thịt gà sau ngày 31/8 chắc chắn là tin tức đáng hoan nghênh, đặc biệt là ở Singapore.
-
Công nghệ
Ngành bán dẫn Malaysia hưởng lợi từ Đạo luật Khoa học và Chip của Mỹ
08:59' - 16/08/2022
Ngành bán dẫn Malaysia vốn chiếm 13% thị phần lắp ráp và thử nghiệm chip toàn cầu sẽ được hưởng lợi từ Đạo luật Khoa học và Chip của Mỹ đã được Tổng thống Joe Biden ký ngày 9/8.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43' - 17/04/2025
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51' - 17/04/2025
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21' - 17/04/2025
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16' - 17/04/2025
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46' - 17/04/2025
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28' - 17/04/2025
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55' - 17/04/2025
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43' - 17/04/2025
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.